Phương Pháp Làm Văn Miêu Tả.
I/ KHÁI QUÁT VỀ VĂN MIÊU TẢ.
Thế nào là văn miêu tả:
Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. Nhận xét, liên tưởng, hình dung về sự vật đặt trong tương quan với các sự vật xung quanh.
Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết khi hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II/ Các dạng văn miêu tả ở lớp 6:
Ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả. Văn miêu tả ở lớp 6 nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài.
Cụ thể như sau:
Tả cảnh: Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
Yêu cầu tả cảnh: Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? vào thời điểm nào? Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
Bố cục bài văn tả cảnh:
Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
Thân bài: Tập trung tả chi tiết cảnh vật theo một thứ tự nhất định, có thể theo một số trình tự sau:
Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
Không gian từ trong tới ngoài (hoặc ngược lại)
Không gian từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại).
Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
Phương pháp làm văn miêu tả.
Tả người:
Tả người là gợi tả về các điểm như ngoại hình, hình thể, tính cách, hành động lời nói của nhân vật được miêu tả.
* Phận biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều vô ngoại hình, tinh nét,.)
Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
* Cách miêu tả:
Mở bài:
Giới thiệu người được tả (chủ ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
Thân bài:
+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp.
+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế các động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
+ Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
Kết bài:
Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
Miêu tả sáng tạo.
* Đối tượng miêu tả thường, xuất hiện trong hình dung tưởng tượng bất nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó,
* Đối tượng: người bày cảnh vật.
* Yêu cầu khi miêu tả:
Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống.
Ví dụ: khi tả một phiên chợ trong trí tưởng tượng của em, học sinh cần dựa trên những đặc điểm thường thấy của cảnh đó để làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? thời tiết khi hậu ra sao?... Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.
Tả người trong tưởng tưởng:
Nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với con người bình thường như ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết... Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn.
Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả có nét độc đáo mang tính cá nhân.
III/ Cách làm một bài văn miêu tả.
Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải:
Xác định được đối tượng miêu tả;
Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:
Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.
Cần chú ý Chi tiết khi miêu tả.
Chẳng hạn:
Về cảnh mùa đông, có thể nêu những đặc điểm:
Bầu trời âm u, nhiều mây. Gió lạnh, có thể có mưa phùn. Cây cối rụng lá trơ cành. Chim chóc bay đi tránh rét. Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm: Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan…). Vầng trán. Tóc ôm khuôn mặt hay được búi lên? Đôi mắt, miệng. Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn...
Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi: Mắt đen tròn ngây thơ; Môi đỏ như son; Chân tay mũm mĩm; Miệng cười toe toát; Nước da trắng mịn;
Tả một cụ già: Tóc trắng, da mồi; Cặp mắt tinh anh; dáng vẻ chậm chạp hoặc nhanh nhẹn; Giọng nói trầm ấm...
Tả cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: Giọng nói trong trẻo; Cử chỉ âu yếm ân cần; Đôi mắt khích lệ...
Cần chú ý trình tự khi miêu tả:
Chẳng hạn:
Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
Miêu tả theo thời gian: Trống vào lớp; cô giáo (thầy giáo) cho chép đề; các bạn bắt tay vào làm bài; kết thúc buổi làm bài, nộp bài cho thấy, cô.
Miêu tả theo không gian: Bên ngoài lớp; trên bảng, cô (thầy) ngôi trên bàn giáo viên; các bạn trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh người viết. (hay chính bản thân người viết).
Tả sân trường giờ ra chơi:
Miêu tả theo không gian:
Từ xa tới gần.
Sân trường vắng lặng trong giờ hoc.
Trong giờ ra chơi, mọi người ùa ra đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem hò reo cổ vũ...
0 nhận xét:
Post a Comment