Viết một đoạn văn về chủ đề sau: “Tại sao học sinh nên đi du học. Hoặc: Viết một đoạn văn về thuận lợi của việc đi du học". Bạn muốn biết tại sao phải đi du học đúng không, vậy hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Đề bài: Viết một đoạn văn về chủ đề sau: “Tại sao học sinh nên đi du học. Hoặc: Viết một đoạn văn về thuận lợi của việc đi du học. 

Bài làm mẫu văn nghị luận xã hội. 
Đề bài: Viết một đoạn văn về chủ đề sau: “Tại sao học sinh nên đi du học. Hoặc: Viết một đoạn văn về thuận lợi của việc đi du học. 

Có nhiều lý do tại sao mà bọn trẻ nên đi du học. Trước tiên họ có thể đạt được bằng cấp cao hơn khi học ở nước ngoài bởi vì một số lượng lớn những trường đại học danh tiếng như Cambridge hay Oxford ở nước Anh cung cấp những giáo viên chuyên nghiệp là những chuyên gia trong lĩnh vực của họ và những khóa học tốt hơn. Vì vậy, học sinh có thể có nhiều cơ hội để tìm kiếm được một công việc lương cao ở đất nước của mình hoặc thăng tiến trên con đường sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Thứ hai, sống và học ở những đất nước khác có thể giúp bọn trẻ học được ngoại ngữ như tiếng anh hay tiếng pháp, cái mà không chỉ cho phép họ giao tiếp với người bản xứ hiệu quả mà còn giúp họ hiểu được những nền văn hóa của những nước khác. Cuối cùng nếu những học sinh được gửi sang nước ngoài để học tập thì họ sẽ có thể trở nên trưởng thành và độc lập hơn. Trải nghiệm những thứ mới bao gồm các nền văn hóa và phong tục sẽ có lợi cho cuộc sống sau này của họ vì họ học được nhiều điều bổ ích. Tóm lại dường như du học là một cơ hội tốt để giúp những người học trẻ tuổi chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của mình. 


Đề bài viết một đoạn văn về chủ để sau: Ngày nay càng nhiều người quyết định sinh con muộn. Lý do đó là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và thảo luận đề bài văn nghị luận xã hội này. Tìm cho mình những ý kiến hợp lý nhất và áp dụng vào bài thực hành của mình các em nhé!


Đề bài viết một đoạn văn về chủ để sau: Ngày nay càng nhiều người quyết định sinh con muộn. Lý do đó là gì?


Bài văn nghị luận xã hội mẫu. 
Đề bài viết một đoạn văn về chủ để sau: Ngày nay càng nhiều người quyết định sinh con muộn. Lý do đó là gì?

Nhiều người hiện nay đang quyết định không sinh em bé khi họ còn trẻ. Vì một số lý do đáng chú ý là việc sinh con muộn cho phép họ có nhiều cơ hội hơn để tận hưởng cuộc sống. Nói cách khác, khi họ chưa phải nuôi con thì họ có nhiều thời gian và sự tự do hơn để theo đuổi sở thích riêng của bản thân mình hoặc thậm chí đi du lịch khắp thế giới để mở rộng vốn hiểu biết của mình. Một lý do khác nữa cho việc trì hoãn mang thai và sinh con có thể là người trẻ muốn tập trung vào việc xây dựng sự nghiệp thành công. Khi họ ở đỉnh cao sự nghiệp thì họ có thể nuôi gia đình bởi vì việc nuôi con cái thì khá tốn kém. Vì vậy, họ có thể đợi cho đến khi họ kiếm được nhiều tiền hơn để bắt đầu làm cha mẹ. Tóm lại, các cặp đôi trẻ ngày nay có nhiều lý do để trì hoãn việc sinh con. 


Đề bài văn nghị luận xã hội yêu cầu: Viết một đoạn văn về chủ để sau: Ngày nay càng nhiều người quyết định sinh con muộn. Những tác động của điều này đến xã hội và đời sống gia đình? Thì các em sẽ viết bài văn đó như thế nào để hay nhất và đặc sắc nhất, lấy điểm tuyệt đối với chủ đề này. Hãy đọc bài văn văn nghị luận mẫu dưới đây thì câu trả lời sẽ có.


Đề bài: Viết một đoạn văn về chủ để sau: Ngày nay càng nhiều người quyết định sinh con muộn. Những tác động của điều này đến xã hội và đời sống gia đình? 


Bài làm mẫu văn nghị luận xã hội. 
Đề bài: Viết một đoạn văn về chủ để sau: Ngày nay càng nhiều người quyết định sinh con muộn. Những tác động của điều này đến xã hội và đời sống gia đình? 

Rõ ràng rằng việc nhiều cặp đôi trẻ quyết định sinh con muộn có tác động tiêu cực vào xã hội cũng như đời sống gia đình. Trước tiên, khoảng cách giữa hai thế hệ có thể mở rộng khi người trẻ sinh con muộn. Họ cảm thấy khó khăn để hiểu và giao tiếp với con của mình dù cho họ có sự nghiệp thành công và chất lượng cuộc sống tốt. Thứ hai, việc mang thai ở tuổi già thường xuyên kéo theo những rủi ro về sức khỏe tiềm tàng cho cả mẹ và bé. Chẳng hạn, nếu sinh con khi họ trên 35 tuổi thì điều này có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, chất lượng của đội ngũ lao động tương lai có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Cuối cùng, việc giảm tỉ lệ sinh có thể dẫn đến việc thiếu nguồn lao động, điều mà ảnh hưởng có hại đến sự phát triển kinh tế quốc gia. Tóm lại, việc trì hoãn sinh con có thể tác động tiêu cực đến cả xã hội và đời sống gia đình. 


Bài văn nghị luận xã hội yêu cầu em hãy Viết một đoạn văn để thảo luận lợi ích của việc tập thể dục. Nếu chưa biết viết như thế nào cho hay, sáng tạo và hấp dẫn. Thì các bạn hãy đọc bài văn mẫu dưới đây và rút ra cho mình gợi ý hay để thực hành vào bài viết.


Đề bài: Viết một đoạn văn để thảo luận lợi ích của việc tập thể dục.


Bài làm văn nghị luận xã hội mẫu. 
Đề bài: Viết một đoạn văn để thảo luận lợi ích của việc tập thể dục.

Sức khỏe được xem là thứ quý giá nhất mà con người sở hữu. Cách đơn giản nhất, rẻ nhất nhưng hiệu quả nhất để có sức khỏe tốt là tập thể dục thường xuyên. Nói cách khác, tập thể dục mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Trước tiên, tập thể dục có thể làm cho chúng ta khỏe mạnh. Nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim, béo phí và ung thư có thể bị ngăn cản dễ dàng bằng việc tập thể dục. Thứ hai, nó cải thiện tính tự tin cho chúng ta. Tập thể dục cung cấp cho chúng ta nhiều năng lượng để giúp chúng ta giảm căng thẳng, áp lực và có cái nhìn tích cực vào cuộc sống. Cuối cùng, thực sự vui khi tập thể dục. Khi chúng ta dành thời gian rảnh của mình tập thể dục, chúng ta nhận ra rằng đó là một trải nghiệm thú vị. Không có cảm giác gì tuyệt hơn việc đạt được mục tiêu giảm cân và có thể khỏe hơn. Tóm lại, tập thể dục là chìa khóa để làm cho cuộc sống của chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. 



Để làm một đoạn văn nghị luận xã hội ngắn, nêu ra quan điểm, ý kiến của các em một cách đặc sắc và xúc tích theo yêu cầu của đề bài. Các em phải có vốn kiến thức xã hội phong phú và chuẩn thì mới không đi lạc ý trong khi viết. Các em hãy tham khảo các bài văn nghị luận xã hội dưới đây để rút ra cho mình, những kiến thức hay để áp dụng vào bài làm của mình. 

Đề bài: Có rất nhiều người mặc da của động vật chết. Tại sao con người thích điều đó?

Bài văn nghị luận xã hội mẫu. 
Đề bài: Có rất nhiều người mặc da của động vật chết. Tại sao con người thích điều đó?

Ngày nay con người có xu hướng mặc nhiều thứ như quần áo, túi xách và mũ được làm từ động vật chết vì nhiều lý do. Trước tiên, có thể dễ hiểu rằng mặc những thứ này có thể làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái bởi vì chúng thì nhẹ và trông rất đẹp. Chẳng hạn như khi mặc áo choàng da lông thú hoặc đeo ví da thì các cô gái không những trở nên quyến rũ và duyên dáng trước đám đông mà còn trông rất hợp thời trang. Thứ hai, con người cần có những bộ quần áo ấm vào thời tiết lạnh. Không có đồ áo ấm thì họ khó có thể tồn tại vào mùa đông. Cuối cùng, nhiều thanh thiếu niên dường như muốn bắt chước thời trang và thói quen của những người nổi tiếng mà mình yêu thích. Điều này có nghĩa là họ sẵn sàng trả một số lượng tiền lớn để mua những bộ quần áo xa xỉ được làm từ động vật chết bởi vì họ muốn làm cho chính mình trông giống với thần tượng của mình. Tóm lại, con người ở mọi độ tuổi sử dụng động vật chết để đáp ứng nhu cầu riêng của mình. 


Viết một đoạn văn về các biện pháp để bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủngCác em hãy cho chúng tôi biết ý kiến và biện pháp của riêng mình, để thể hiện tình yêu đối với các loài động vật trên trái đất, có nguy cơ tuyệt chủng.


Đề bài: Viết một đoạn văn về các biện pháp để bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng.


Bài làm  văn nghị luận mẫu. 
Đề bài: Viết một đoạn văn về các biện pháp để bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng. 

Có nhiều biện pháp nên được thực hiện để bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Trước tiên, chúng ta nên học về những loài có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới của chúng để biết được chúng thì quan trọng và tuyệt vời như thế nào. Dạy cho những người bạn và gia đình của chúng ta biết về thế giới động vật hoang đã, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ động vật đang gặp nguy hiểm. Thứ hai, chính phủ khắp thế giới nên mở nhiều khu vườn quốc gia và khu bảo tồn động vật hoang dã. Vì vậy, động vật sẽ có môi trường sống bền vững để tồn tại và điều kiện tốt để phát triển khi chúng được ở một môi trường an toàn và tự nhiên. Hơn nữa, mỗi quốc gia nên áp dụng nhiều hình phạt nghiêm khắc hơn để ngăn chặn việc con người săn trộm động vật quý hiếm. Ngoài ra, chúng ta nên làm cho môi trường của chúng ta trở nên thân thiện bằng việc tái chế và mua những sản phẩm bền vững thay vì mua những sản phẩm được làm từ động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tóm lại, nếu chúng ta hành động để bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt hơn. 


Viết một đoạn văn về chủ để sau: Bài tập về nhà thì có hại hay có ích. Theo các em thì bài tập về nhà có lợi ích gì, và khó khăn như thế nào. Hãy đọc bài văn nghị luận xã hội mẫu hay dưới đây cùng Luyện viết văn hay và góp thêm ý kiến của riêng các em. Để bài văn thêm sinh động, ý nghĩa hơn theo đúng yêu cầu đề bài văn nghị luận đặt ra.


Đề bài: Viết một đoạn văn về chủ để sau: Bài tập về nhà thì có hại hay có ích.


Bài làm văn nghị luận xã hội mẫu. 
Đề bài: Viết một đoạn văn về chủ để sau: Bài tập về nhà thì có hại hay có ích.

Theo quan điểm của tôi thì bài tập về nhà thì hữu ích với học sinh vì nhiều lý do. Trước hết, học sinh được dạy cách làm mọi thứ một mình bằng việc làm bài tập về nhà hàng ngày. Chúng có thể quản lý được thời gian của mình và hoàn thành bài tập độc lập. Bài tập về nhà khuyến khích tính tự giác cao vì chúng cần làm nghiên cứu và đọc tài liệu về những chủ đề liên quan để làm bài tập về nhà của mình. Hơn nữa, những học sinh muốn làm bài tập về nhà mà được giáo viên giao cho thì có khả năng tiến bộ đáng kể trong việc học của mình. Điều này là bởi vì làm bài tập về nhà giúp chúng hiểu bài hơn. Thêm vào đó, bài tập về nhà cho bố mẹ có cơ hội biết được con mình đang học gì ở trường hoặc có thể giúp giáo viên đánh giá được học sinh của mình hiểu bài có tốt không. Vì tất cả các lý do trên nên tôi nghĩ học sinh nên làm bài tập về nhà. 


Bài văn em hãy kể lại cảnh trường em trước giờ vào lớp. Đây là một bài văn mẫu hay mà các em nên đọc lại nhiều lần, để nắm bắt được bố cục, dàn bài văn, phong cách trình bày diễn đạt một bài văn miêu tả là như thế nào. Ngôn ngữ để diễn tả sự vật, sự việc, mọi hoạt động diễn ra trên sân trường trước giờ vào lớp như thế nào? Từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình, để viết văn hay hơn, đạt điểm cao.

Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Đề Bài Hãy Tả Cảnh Trường Em Trước Giờ Vào Lớp.


Bài làm văn miêu tả mẫu hay nhất. 
Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Đề Bài Hãy Tả Cảnh Trường Em Trước Giờ Vào Lớp.

“Lan ơi! Chúng mình cùng đi học nào”. Đó là tiếng gọi của Thảo Em nghĩ thẩm “Sao hôm nay nó gọi mình đi học sớm thế nhỉ, mới 7 giờ thôi mà”. Tuy vậy, nhưng em vẫn cùng Thảo đến trường. 

Bầu trời trong xanh, thoáng đăng, không khí rất trong lành. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như một trái đào chín mọng khổng lồ. Có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, để lộ những hàng ghế màu vàng. Các dãy nhà quay mặt vào nhau, để lại một khoảng sân trống với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Những tia nắng ấm áp chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Bác đa già đang giơ tay đón chào học sinh. Các cây khác đung đưa trong gió. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Trong mỗi lớp học, học sinh cũng xem lại bài đã chuẩn bị. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: “Tùng! Tùng! Tùng!”, thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phẩn phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang. 

Em rất thích quang cảnh của ngôi trường vào buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng nhất. 


Bài Văn Hãy Tả Lại  Ngôi Nhà Nơi Em Đang Sống. Trong chương trình văn miêu tả lớp 6,  đồi hỏi cao hơn và phức tạp hơn một chút so với các bài văn miêu tả các lớp nhỏ hơn như lớp 3,4,5. Vì thế các em cần phải nâng cao kiến thức kĩ năng nhiều hơn nữa, để có thể vận dụng kiến thức vào bài văn của mình. Hãy đọc bài văn mẫu hay tả về ngôi nhà em đang sống dưới đây, như một tài liệu tham khảo, góp phần vào việc ngày học tốt môn tập làm văn của các em.

Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Đề Bài Văn Hãy Tả Lại  Ngôi Nhà Nơi Em Đang Sống.


Bài làm văn mẫu miêu tả hay. 
Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Đề Bài Văn Hãy Tả Lại  Ngôi Nhà Nơi Em Đang Sống.

Đã một tuần nay, em được bố cho lên đơn vị chơi. Ở đơn vị bố rất vui nhưng chỉ được mấy ngày em đã thấy nhớ nhà da diết. Hôm nay em được trở về với ngôi nhà thân yêu của mình. 

Về tới đầu làng em đã nhìn thấy mái tôn đỏ của nhà em thấp thoáng sau lùm cây xanh. Ngôi nhà của em nằm gần đầu làng, ngay cạnh con đường trục chính của thôn được lát gạch sạch sẽ. 

Trước khi vào nhà phải qua một cổng sắt để dẫn vào sân. Sân nhà em tuy không rộng lắm nhưng bố em cũng trồng mấy bồn hoa ở góc sân. Sắc hoa rực rỡ tô thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà. Ngôi nhà xinh xắn có sân trước, sân sau rất thoáng mát. 

Bước vào nhà, đầu tiên là phòng khách. Phòng khách được sơn màu vàng nhạt. Nền nhà lát gạch hoa vừa đẹp lại vừa trang nhã. Đồ đạc ở phòng khách tuy đơn sơ nhưng được bố mẹ xếp đặt gọn gàng nên cũng vui mắt. Bên cạnh bàn uống nước, bố để một chậu cảnh. Mẹ còn treo giỏ phong lan lên cửa sổ nữa nên như có thiên nhiên ở trong nhà vậy. Đối diện với bàn uống nước là một cái tủ trang trí có để ti vi. Sau bữa cơm tối, cả nhà em thường quây quần tại đây để trò chuyện hoặc xem ti vi. Sát với phòng khách là phòng ngủ của bố mẹ em. Và cuối cùng là phòng bếp và phòng vệ sinh. Phòng bếp tuy hơi nhỏ nhưng với bàn tay khéo léo của mẹ, đồ đạc lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp. Trên gác là phòng của hai chị em em. Bàn học của em được kê gần cửa sổ nên lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng. Từ đây em có thể nhìn thấy tất cả khu vườn của nhà mình.

Ngôi nhà là tổ ấm của gia đình em. Nơi ấy em được yêu thương, che chở trong vòng tay của bà và bố mẹ. Dù đi đâu xa em cũng muốn nhanh chóng được trở về với ngôi nhà thân yêu của mình. 


Đề Bài Văn Hãy Tả Ngôi Nhà Em Đang Ở. Để viết được một bài văn miêu tả hay, các em cần vận dụng nhiều kiến thức, khảo năng quan sát và trình bày, diễn đạt bằng ngôn ngữ viết thật hay. Hãy tham khảo bài văn mẫu dưới đây, để tìm hiểu thêm nhiều gợi ý hay, để áp dụng vào bài làm văn miêu tả của mình các em nhé!

Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Đề Bài Hãy Tả Ngôi Nhà Em Đang Ở.


Bài Văn Mẫu Miêu Tả Lớp 6 Chọn Lọc. 
Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Đề Bài Hãy Tả Ngôi Nhà Em Đang Ở.

Đi học về là em chạy nhanh trên con đường quen thuộc mang tên Hàm Thắng để về nhà. Kia rồi, ngôi nhà thân thuộc nằm ngay ngã tư đã dần hiện ra trước mắt em. Nơi này đã gắn bó với em từ khi em còn bé tí cho đến khi đã trở thành một cô bé phồng phao, hoạt bát thế này. 

Ba em xây ngôi nhà này cũng được sáu, bảy năm nay rồi, nhưng trông vẫn còn mới lắm. Cánh cổng sắt khoác trên mình chiếc áo mảng tô màu xanh sẫm. Từ cổng sắt vào, lối đi rải sỏi trắng, rộng độ hai mét, hai bên trồng cỏ tóc tiên xanh um. Trên bậc tam cấp bước lên nhà là hai cây mai chiếu thủy trồng trong hai cái chậu lớn màu nâu, đắp nổi hình rồng, phượng. 

Ngôi nhà của em được xây bốn tầng. Tầng một là nhà bếp và phòng khách. Phòng khách được mẹ em trang trí rất đơn sơ và giản dị. Bộ ghế xa-lông màu mận chín kê quanh chiếc bàn tròn bằng gỗ cẩm lai, bên trên đặt một tấm kính trong suốt. Chiếc tủ buýt-phê được kê ở giữa phòng, bên trong là các bộ ấm chén và lọ hoa các kiểu, cả chú gấu nhồi bông và cô búp-bê tóc vàng cũng được bày trong đó. Mẹ em đặt một bình hồng nhung lên chiếc bàn làm việc của bố em. Chiếc đồng hồ quả lắc mỗi giờ lại buông một hồi chuông ngân nga, thánh thót. 

Trên tường, bức tranh sơn mài vẽ phong cảnh quê hương được đặt trang trọng trong khung lớn. Ở dưới tủ sách là hai chiếc loa ngồi hai bên như muốn át giọng nói của bác ti-vi ngồi chễm chệ ở giữa. Bên ngoài phòng khách là nhà bếp với bộ bàn ghế bằng gỗ pơ-mu được kê ngay ngắn. Chiếc tủ bếp xinh xinh xếp đầy bát đĩa vẫn ngồi yên trên giá. Xoong nồi, đao thớt đều được xếp ngăn nắp trong tủ dưới. Những bữa cơm thân mật của gia đình em diễn ra hàng ngày ở đây. Phòng của em ở trên tầng ba còn phòng của ba mẹ em thì ở tầng hai. Mỗi phòng đều được trang trí khác nhau với đủ chăn, ga, gối, đệm. Chiếc bàn học của em được kê ngay sát cửa sổ. Mỗi buổi sáng, ánh nắng chan hòa, hắt qua cửa sổ giúp em học bài. Trên bàn, bác đồng hồ Liên Xô luôn miệng kêu “tích tắc”. Em còn dán thời khóa biểu, thời gian biểu và các khẩu hiệu khác lên tường như: “Chưa làm bài xong chưa đi ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”, “Học tốt chăm ngoan”. Xung quanh, em trang trí bằng các sản phẩm lao động kĩ thuật mà cô đã dạy ở trên lớp. Ngước mắt lên trần, em gặp ngay bác bóng đèn, bác đang hì hục làm công việc của mình là thắp sáng ngôi nhà này. Nhìn ra cửa số, em thấy nào là mùi hoa xoan tim tím thơm phảng phất, mùi khế ngọt thơm nồng, mùi của những bông hoa cúc đang độ lớn. 

Em yêu quý biết bao ngôi nhà này vì nơi đây em đã sinh ra và lớn lên. Nó đã gắn bó với em như máu thịt, cùng em chia sẻ nỗi buồn, niềm vui. Em đang được sống giữa mái ấm của gia đình mình, được sống trong vòng tay yêu thương của ông bà, cha mẹ. 


Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Hãy Viết Bài Văn Miêu Tả Cảnh Bão Lụt Ở Miền Trung. 


Hãy viết bài văn miêu tả cảnh bão lụt ở Miền Trung. Đây là một bài văn mẫu hay dành cho các em học sinh lớp 6 tham khảo. Bài văn miêu tả chứa đựng nhiều tình cảm yêu thương, đồng cảm của các em đối với một vùng quê bão lụt miền Trung thân yêu. Các em nên đọc lại nhiều lần để nắm bắt được, bố cục, cách trình bày và diễn đạt ngôn ngữ một cách tự nhiên và chân thành.


Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Hãy Viết Bài Văn Miêu Tả Cảnh Bão Lụt Ở Miền Trung. 

“Lũ lụt” hai tiếng đó giờ đây khi nhắc đến, vẫn làm nhiều người kinh hoàng. Còn tôi, tôi không thể quên được trận lũ lụt khủng khiếp ở miền Trung dạo nọ. 

Hôm ấy, tôi đang xem ti vi, đập vào mắt tôi là diễn biến của trận lũ lụt miền Trung. Trận lũ khủng khiếp ngoài sức tôi tưởng tượng. Tất cả đều ngập chìm trong biển nước. Bốn bề bát ngát một màu nước đục ngầu. Các ngôi nhà bị ngập đến tận nóc, nổi lên những mái ngói đỏ, đôi chỗ mái ngối đã bị tốc. Những cây to, không bị gẫy, không bị bật rễ thì cũng bị ngập đến ngọn. Chúng như đang chơi vơi, như đang cố ngoi lên, chúng cũng hi vọng sống qua cơn lũ. Đồng ruộng ngập trong nước làm tan đi giấc mơ được mùa của người nông dân. Gió rít thét gào làm cây cối ngả nghiêng, cứ như là chúng không chống chọi nổi sức mạnh của nước, của gió. Không thể phân biệt được giữa trời và đất. Tôi có cảm giác: Bầu trời kia rất gần mặt nước, và cũng sắp tan thành nước chăng? 

Hình ảnh những chiếc thuyền cứu hộ, những người dân ngồi trên thuyền, có khi nổi trên mặt nước chỉ là chiếc lốp xe làm tôi vô cùng xúc động. Từng bàn tay lớn, bé sung sướng đưa ra đón những gói mì, gói bánh… Lúc đó, tôi cảm thấy sống mũi cay cay, nước mắt tôi trào ra lúc nào không hay. 

Cơn lũ như muốn cuốn phăng mọi thứ, muốn để lại nơi nó vừa đi qua một cảnh hoang tàn. Đây đó, xác những gia súc bị dạt vào những bụi lau, sậy. Tôi thấy thương chúng nhiều hơn là sợ. Mưa vẫn trút xuống. Hình như thiên nhiên đang trả thù vì con người đã phá rừng, làm bẩn nguồn nước… Bao nhiêu người đã mất đi người thân trong trận lũ ghê gớm này… 

Các bạn ơi! Ta phải bảo vệ rừng cây, bảo vệ thiên nhiên, có vậy thì thiên nhiên mới sống hoà đồng với chúng ta. 


Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Hãy Tả Vườn Hoa Dịp Xuân Về. 

Hãy Tả Vườn Hoa Dịp Xuân Về. Là một bài văn mẫu miêu tả hay nên đọc, cách diễn đạt, miêu tả một cách tỉ mỉ và chi tiết về các loài hoa dịp xuân về. Thể hiện một cách hài hoà bố cục trình bày mạch lạc, lôi cuốn người đọc, sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức để làm một bài văn miêu tả hay theo yêu cầu đề bài nêu ra. Đây là bài văn mẫu miêu tả hay mà các em cần tham khảo nếu muốn viết văn hay.


Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Hãy Tả Vườn Hoa Dịp Xuân Về. 

Nhân dịp Tết Nguyên đán, ba mẹ cho một chuyến đi Đà Lạt. Em được đến vườn hoa thành phố. Vườn hoa mới đẹp làm sao! 

Vườn hoa này nằm trên một khu đất rộng rãi ở trung tâm thành phố. Cả khu vườn như được khoác một chiếc áo màu xanh lá cây xen lẫn với màu đỏ, màu vàng, màu tím của những bông hoa xinh xắn. 

Vườn hoa có khá nhiều lối đi. Những lối đi được làm bằng những tấm xi măng pha sỏi trắng, có khe hở ở giữa để trồng cỏ. Hai bên là những bồn hoa với đủ hình dạng khác nhau: hình tròn, tam giác, lục giác… mỗi bồn trồng một loại hoa. Hoa hồng đỏ thắm đang khoe sắc dưới ánh nắng ban mai, cánh hoa mềm như nhung xếp thành nhiều lớp như muốn che giấu nhị vàng li ti bên trong. Lá hoa hồng có viền răng cưa, thân cây đầy những gai nhọn. Những nụ hoa màu xanh ngọc bích đang hé nở giống như một cô gái e lệ đang núp sau tà áo xanh của mẹ. Hoa hồng quả là chúa tể của các loài hoa. Nếu rẽ qua phía tay phải ta sẽ gặp những bồn hoa cúc mâm xôi. Những bông hoa nhỏ có rất nhiều cánh, cánh hoa mềm mại, mượt mà. Nhìn từ xa, những bông hoa cúc mọc lên khít lại với nhau giống như một cái mâm xôi, trông rất đẹp mắt. Còn nếu rẽ phía tay trái chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những bồn hoa nhài. Những cánh hoa trắng tinh, mềm và mượt… Hương hoa nhài thơm ngào ngạt, một mùi hương đậm đà khó quên. Ở sâu bên trong là những chậu hoa kiểng: hoa lan, hoa loa kèn, hoa xương rồng… những em thích nhất là hoa lan. Hoa được trồng trong những chiếc chậu nhỏ xinh xinh màu đỏ treo lủng lẳng trên giàn. Cánh hoa lan cong vòng xuống, cánh hoa có màu trắng, tím xen lẫn nhau. 

Thu hút mọi người nhiều nhất vẫn là nơi góp mặt của các chậu mai vàng rực. Những gốc mai to bằng bắp chân em, màu nâu sậm, lên đến nữa mét thân chia ra làm nhiều nhánh, mỗi nhánh toả ra nhiều cảnh, cành mảnh dễ, uốn lượn đan vào nhau tạo thành những dáng rất đẹp. Từng chùm, từng chùm hàng loạt những cánh hoa bung ra nở rộ, toàn thân cây là một màu vàng rực rỡ. Hoa mai năm cánh, có khi xuất hiện những hoa bảy cánh, chín cánh, xoè ra mịn màng như lụa. Dưới ánh nắng xuân ấm áp, cánh mai mỏng manh như những cánh bướm múa lượn giữa trời xanh. Giữa màu vàng của hoa, lác đác trên cành đã xuất hiện những lộc non màu xanh pha hồng. Thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai nhè nhẹ rơi vàng một vùng quanh gốc. 

Mùi hương của các loài hoa toả ra quyến rũ các cô ong, chị bướm rập rờn đến hút mật. Những chú chim cũng kéo đến để bắt sâu, chúng chuyển từ cảnh này sang cảnh khác hót ríu rít nghe thật vui tai. Thỉnh thoảng những làn gió nhẹ thổi qua cuốn theo cánh hoa mềm mại, Vào những dịp này, vườn hoa thu hút nhiều khách tham quan, vui chơi, chụp ảnh khiến cho không khí ở đây lúc nào cũng náo nhiệt. 

Một lần đến vườn hoa, để rồi không thể nào quên. Vườn hoa đã để lại trong em bao cảm xúc khó quên. Nếu có dịp trở lại Đà Lạt, nhất định em sẽ đến ngắm vườn hoa thành phố một lần nữa. 


Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Hãy Tả Lại Hình Ảnh Cây Đào Vào Dịp Tết Đến, Xuân Về.


Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Hãy Tả Lại Hình Anh Cây Đào Vào Dịp Tết Đến, Xuân Về.

Mở bài: Giới thiệu về cây đào (đào phai, đào bích, ..) vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.  

Thân bài: Miêu tả đặc điểm, hình dáng của cây: 

+ Tả khái quát: Cây cao chừng nào? Dáng cây tự nhiên hay được tạo thế? 
+ Tả chi tiết (chú ý miêu tả chọn lọc, kết hợp quan sát với liên tưởng, so sánh và nhận xét): Thân cây nhỏ, đầy đặn, màu nâu sần đã được bàn tay khéo léo của người thợ tạo dáng một con rồng như đang uốn mình bay lên. Tán cây rộng, toả đều và cân đối, là đào màu xanh mướt, thanh mảnh, nhỏ nhắn. Những nụ đào chùm chim phớt hồng, e ấp trong đài là xanh non. Lác đác một vài bông đã nở sớm trong gió xuân và mùa xuân se lạnh,… Hình ảnh cây đào trong mỗi dịp Tết: 
+ Cây đào được đặt trang trọng trong nhà đem đến một không khí ấm áp, đặc trưng của ngày Tết. 
+ Trong hơi ấm nồng nàn của mùa xuân, những nụ đào đã bắt đầu nở hoa: Hoa đào mọc sát cành xen kẽ với lá như được nàng tiên của mùa xuân cài lên để làm duyên cho cây. Cánh hoa kép, xoè ra thành tầng lớp, thoang thoảng một mùi hương. Cánh đào mịn màng như lụa, duyên dáng trong một sắc hồng thắm làm nổi bật màu vàng tươi của nhị hoa. Trong không khí se lạnh của buổi sáng đầu tiên của năm mới, ngắm nhìn hoa đào nỡ rực rỡ lòng người bỗng ấm áp và vui lạ lùng. Cứ thế, hoa đào dịu dàng khoe sắc làm đẹp trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. 

Kết bài: Hoa đào chính là một hình ảnh biểu trưng cho cái Tết cổ truyền của Việt Nam. Hoa đào nhắc nhở mỗi người con xa quê nhớ về gia đình và không khí đoàn tụ ấm áp, thiêng liêng của ngày Tết. 


Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Hãy Tả Lại Hình Anh Cây Đào Vào Dịp Tết Đến, Xuân Về.

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, em lại náo nức cùng gia đình đi sắm Tết. Này mứt, này bánh, này dưa hành, này thịt mỡ,... Và không thể nào quên chọn một cây đào thật đẹp để mừng cho năm mới. Năm nay cũng vậy, bố và em đã mua được một cây đào Nhật Tân rất quý. 

Ở Hà Nội, đào được trồng nhiều nơi nhưng đẹp nhất vẫn là đảo Nhật Tân, Đào Nhật Tân nổi tiếng vì cảnh đào mập căng, hoa nở đều, đẹp, sắc đào thắm, lâu phai. 

Cây đào gia đình em có được trong dịp Tết này khá độc đáo. Cây đào chỉ cao ngang đầu gối em, nhỏ nhắn và đáng yêu hết sức! Nguyên do vì nhà em hơi chật, một cây đào xinh xắn như thế vừa hợp với ngôi nhà vừa mang được không khí ngày Tết. Tuy nhỏ nhưng cây đào căng tràn sức sống 

Bố em đặt cây đào vào một châu sứ hình chữ nhật màu trắng. Phần đất trồng cây lộ ra đã được em trai em tỉ mỉ phủ kín bằng những viên đá cuội trắng. Thân đào to bằng cổ tay em, phần vỏ màu nâu mốc, xù xì. Đặc biệt, thân đào thấp nhưng được tạo dáng khá đẹp mắt. Thân đào uốn ngang gần như song song với mặt đất chừng 20cm rồi vươn lên. Những cảnh đào mọc xoè ra toả tròn, cành nào cành nấy đều mơn mởn, vỏ căng bóng. Những nụ đào mập, tròn nhỏ như hạt đổ đen được phủ dưới một lớp lông trắng mịn. Lác đác đã có một vài nụ e ấp nở, sắc đỏ tươi như giữ cả trời xuân. 

Ngày mùng một Tết. 

Cây đào kiêu hành được đặt lên chiếc bàn ở giữa nhà, trước bàn thờ tổ tiên. Những bông đào nở to một sắc đỏ lộng lẫy. Mỗi bông hoa có năm cánh tươi tắn được gắn với nhau bởi đài hoa xanh sẫm. Nhị đào vàng tươi nổi bật giữa sắc màu của cánh. Màu sắc rực rỡ của hoa đào theo những cành đào toả ra như muốn mang sắc xuân đến mọi nơi, mọi chốn. Từ đêm giao thừa, cây đào nhỏ được mẹ em treo những phong bao đỏ có in chữ mạ vàng rất nổi. Gió xuân lướt qua, cánh hoa đào rung rinh, những phong bao xoay tròn, lấp lánh như muốn tô đậm sắc màu may mắn của ngày Tết. 

Theo quan niệm của ông cha ta, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường. Hoa đào ngày Tết mang sắc đỏ tươi thể hiện mong ước những điều tốt lành trong năm mới. Và cây đào xinh xắn của gia đình em trong dịp này cũng là lời nguyện cầu may mắn cho gia đình. 


Bài Văn Miêu Tả Hay Lớp 6: Hãy Tả Cảnh Một Dòng Sông Quê Em.


Hãy Tả Cảnh Một Dòng Sông Quê Em. Được viết với một tình cảm tha thiết, thể hiện rõ tình yêu thương gắn bó với dòng sông tuổi thơ của mỗi người. Đây là một bài văn miêu tả mẫu hay mà các em nên tham khảo, làm tư liệu để viết nên những bài văn miêu tả cảnh hay nhất.


Bài Văn Miêu Tả Hay Lớp 6: Hãy Tả Cảnh Một Dòng Sông Quê Em.

“Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi…" Đó là lời một bài hát rất hay. Đúng vậy, quê hương tôi cũng có một dòng sông hiền hòa và thơ mộng. Mỗi khi nhắc đến con sông quê hương, lòng tôi lại xốn xang một tình yêu quê hương tha thiết. 

Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng tôi. Dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ. 

Những buổi trưa hè nắng đổ xuống mặt sông lấp lòa. Dòng sông lúc đó như một tấm gương dài phẳng lặng soi bóng mây trời. Trên mặt sông, một vài chiếc thuyền lá tre tí hon bồng bềnh trôi đi mãi theo dòng nước trong xanh. Thỉnh thoảng lại có một chú bởi cá lông xanh biếc hay một chú cò trắng như vôi đậu trên cành tre, mắt lim dìm ngắm bóng mình dưới nước. Có những trưa, lũ trẻ chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Chúng tôi bơi lội, quẫy tôm tổm làm nước bắn tung tóe khiến lũ chim cũng phải tháng thốt giật mình, vỗ cánh bay đi. 

Sông như người mẹ hiền ôm ấp, vuốt ve những đứa trẻ chúng tôi, Sông còn như người bạn tâm tình của tôi. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống mặt sông lại nhuốm màu hồng rực. Đây đó, dưới lòng sông lại vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả một khúc sông. 

Buổi tối, khi ông trăng tròn vắt ngang qua ngọn tre, soi bóng xuống mặt sông lấp lánh, mặt sông lại lung linh như được dát vàng, dát bạc. Thật là đẹp! 

Con sông quê hương từ bao đời nay gắn bó với mỗi người dân quê tôi. Sông mang dòng nước ngọt lành làm xanh mát những ruộng lúa, hàng cây và làm cho quê hương tôi thêm giàu đẹp. Tôi mong ước con sông quê tôi vẫn mãi giữ được vẻ đẹp như ngày nào. Để sau này, khi lớn lên, hình ảnh con sông quê yêu dấu, đẹp đẽ còn in mãi trong tâm trí tôi.


Bài Văn Miêu Tả Mẫu Lớp 6: Hãy Tả Cảnh Một Dòng Sông Quê Hương Em.


Đề bài yêu cầu: Hãy Tả Cảnh Một Dòng Sông Quê Hương Em. Trước khi bắt đầu đi vào tả cảnh một dòng sông, các em hãy đọc bài văn miêu tả dòng sông dưới đây, mà Luyện viết văn hay muốn giới thiệu đến các em. Khi đọc xong bài văn mẫu này, các em hãy viết một dàn bài chi tiết về các ý cần miêu tả, sau đó triển khai các ý chính thành bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu đề bài. Và tả chân thật cảnh đẹp một dòng sông mà em biết.


Bài Văn Miêu Tả Mẫu Lớp 6: Hãy Tả Cảnh Một Dòng Sông Quê Hương Em.

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thắng cảnh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen, nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. 

Con sông là một nhánh của sông Cà Ty. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát tươi xuống đôi bờ. 

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lòng trắng như vôi đang lim dìm ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung tóe. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chải đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trắng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hỏng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng. 

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.



Bài Văn Miêu Tả Lớp 6 Hay Nhất: Hãy Tả Cảnh Trường Em Trước Giờ Vào Lớp.


Bài văn tả cảnh trường em trước giờ vào lớp, là một trong những bài văn miêu tả hay dành cho học sinh lớp 6 mà chúng tôi giới thiệu đến các em. Được biên soạn từ những bài văn mẫu hay của các bạn học sinh giỏi chuyên văn trên toàn quốc. Sẽ là một bài văn miêu tả mẫu mà các em nên đọc để tham khảo, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng viết văn hay.


Bài làm văn miêu tả mẫu. 
Bài Văn Miêu Tả Lớp 6 Hay Nhất: Hãy Tả Cảnh Trường Em Trước Giờ Vào Lớp.

Trường Trung học Cơ sở Hàm Thắng là tên ngôi trường thân yêu mà em đang học, nằm đối diện với chợ Phú Long. Hôm nay, em đến trường sớm để làm trực nhật. 

Nhìn từ xa đã thấy hàng chữ đỏ thắm “Trường Trung học Cơ sở Hàm Thắng” nổi bật giữa nền vàng. Con đường dẫn vào trường thẳng tắp, bên phải là nhà thờ Kim Ngọc còn bên trái là bờ tường ngăn với trường cấp một. Bước vào cổng trường, em đi qua cánh của sơn màu xám. Cái trống nằm im lim trên giá như đang ngủ say chờ người đánh thức. Sân trường hình chữ nhật, rộng rãi. Hàng dừa xòe tán lá xanh mượt tỏa mát một vùng. Trước mặt em là sân khấu nhỏ, phòng Đoàn Đội, phòng Ban Giám hiệu và phòng Hội đồng được trang trí ngăn nắp và khoa học. Sân khấu là nơi thường diễn ra lễ chào cờ, phát động thi đua hay các hoạt động văn nghệ của trường. Em đi nhanh qua các phòng học ở hai tầng lầu. Các lớp học sáng sủa, đều treo ảnh Bác đang mỉm cười, ở dưới là khẩu hiệu “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”, có bảng đen trang nghiêm và dãy bản của bốn tổ học sinh. Những bức vẽ dán trên bảng thi đua do những bàn tay xinh xinh chúng em vẽ. Chúng em rất dễ nhầm lớp nếu không có tấm biển ghi tên lớp treo ngay ngắn trước cửa. Em bắt đầu công việc của mình. Em đi giặt khăn lau bảng ở sân sau. Vườn trường ở sân sau đầy những loại hoa cùng đua nhau khoe sắc. Lau bảng xong, em kê lại bàn ghế cho ngay ngắn. Trong mỗi tiết học đôi khi chúng em cần đồ dùng học tập và thư viện là nơi cung cấp cho chúng em. Cạnh đó là phòng học vi tính. Những hồi trống đầu tiên vang lên, một buổi học bắt đầu. 

Ngôi trường này đã gắn bó với em. Em sẽ mãi không bao giờ quên những tháng năm em học ở nơi này. 



Em đã được học bài thơ Tre Việt Nam của Nhà thơ Nguyễn Duy. Dựa vào cảm nhận của nhà thơ về cây tre Việt Nam, em hãy viết bài văn tả cây tre với những cảm xúc của riêng mình. 


Bài văn miêu tả mẫu hay.
Em đã được học bài thơ Tre Việt Nam của Nhà thơ Nguyễn Duy. Dựa vào cảm nhận của nhà thơ về cây tre Việt Nam, em hãy viết bài văn tả cây tre với những cảm xúc của riêng mình.

Bao quanh làng em là luỹ tre xanh mát. Em cũng không biết luỹ tre này có từ bao giờ, chỉ nghe người làng bảo nhau: “Luỹ tre này đã có từ những năm đánh Mĩ”. 

Nhìn từ xa, luỹ tre như một bức tường thành vững chắc che chở, bao bọc cho làng. Bức tường ấy được tạo nên từ hàng trăm cây tre mảnh mai, gầy guộc nhưng đầy sức sống. Đất làng em cũng chẳng màu mỡ gì, chỉ toàn những loại đất cằn, bạc màu, sỏi đá. Vậy mà, cây tre vẫn sống, vẫn cứ lên xanh tốt, quanh năm tre vẫn cứ xanh, Thân cây tre cao vút, vươn thẳng tới trời xanh. Trên cái thân mảnh mai ấy có bao nhiêu là cái đốt, cái gióng tre trông như những đốt mía, gióng mía khổng lồ. Mỗi khi nhìn những cái đốt tre ấy, em lại nhớ đến anh chàng cày thuê trong truyện Cây tre trăm đốt với câu thơ “Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Thân tre làng em không mang màu xanh như những cây tre nơi khác, tre làng em có màu hơi vàng. Dân làng em bảo: Những cây tre này phải chịu đựng nắng gió, sương đêm như dân làng em một nắng hai sương vậy. Dưới cái thân tre vàng óng, cao vút ấy là những cái gốc sần sùi, tua tủa những cái rễ con con. Những cái rể tre nổi lên mặt đất trông như lũ giun con bò lổm ngổm. Không ai đếm được tre có bao nhiêu rễ, chỉ biết rằng hàng triệu cái rễ ấy ngày ngày chắt chiu chất dinh dưỡng để nuôi cây xanh tốt. Bên cạnh mấy gốc tre già là những cái măng đang mọc lên. Cây măng nào cũng mập, bụ bẩm và nhọn hoắt như những cây chông. Chúng mặc chiếc áo cộc màu xanh xám. Đó chính là cái áo mà tre mẹ đã nhường cho con, để che chở những đứa con non nớt. Trên chiếc áo đó có rất nhiều lông tơ. Lứa măng anh chị đã lớn, lứa măng em lại được sinh ra. Mùa tre đẻ măng cũng là mùa xuân ấm áp. Từ những cái đốt tre mọc ra tua tủa các cành to, cảnh nhỏ. Trên cái “tay tre” ấy có vô số cái gai nhọn. Những cái tay ấy cứ đan vào nhau, giằng níu nhau làm cho tre đứng vững trong gió bão. Càng gần lên ngọn, tre càng nhiều lá. Những chiếc lá tre mỏng manh, 

nhỏ bé suốt ngày ca hát rì rào. Thỉnh thoảng, mấy chiếc lá tạm biệt mẹ bay xuống mặt ao, thả thuyền trôi vui đùa cùng bè bạn. 

Có luỹ tre làng, người làng em cảm thấy như gần gũi, gắn bó với nhau hơn. Sau những buổi làm đồng mệt nhọc dưới trời nắng nóng, mọi người ngồi nghĩ dưới bóng mát của luỹ tre. Họ kể chuyện làm ăn, chuyện nhà, chuyện cửa. Họ lại được nghe tiếng tre kẻo kẹt, tiếng gió xào xạc, âm thanh quen thuộc của làng quê. Dưới bóng tre, lũ trâu nằm nhai rơm mới, mắt lim dim bình yên thanh thản. Mùa hè, bao nhiêu là chim đến đây ca hát, nhất là lũ ve sầu ngày nào cũng cất lên những bài ca hay nhất của loài ve. 

Tre như người bạn của người dân quê em. Tre có mặt trong cuộc sống của mỗi nhà. Từ những cái quạt nan bé nhỏ cho làn gió mát đến cái đòn gánh mẹ vẫn đặt lên vai mỗi khi đi làm đồng, đi chợ, từ những cái lạt mỏng manh dùng để buộc gói đến những cái đòn tay đỡ mái nhà tranh. Em yêu vô cùng luỹ tre xanh quê em. Mai đây lớn lên, em sẽ đi khắp miền Tổ quốc. Mỗi khi nhớ về quê hương, hình ảnh quê hương là hàng tre đầu xóm thân yêu. Ôi! Luỹ tre xanh xanh tuổi thơ! Luỹ tre xanh xanh Việt Nam! 


Phương Pháp Làm Văn Miêu Tả.


I/ KHÁI QUÁT VỀ VĂN MIÊU TẢ.

Đặc điểm của văn miêu tả. 
Phương pháp làm văn văn miêu tả.

Thế nào là văn miêu tả:

Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. 

Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:

Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. Nhận xét, liên tưởng, hình dung về sự vật đặt trong tương quan với các sự vật xung quanh. 

Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết khi hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả. 

II/ Các dạng văn miêu tả ở lớp 6: 

Ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả. Văn miêu tả ở lớp 6 nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. 

Cụ thể như sau:

Tả cảnh: Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.

Yêu cầu tả cảnh: Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? vào thời điểm nào? Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. 

Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. 

Bố cục bài văn tả cảnh:

Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. 

Thân bài: Tập trung tả chi tiết cảnh vật theo một thứ tự nhất định, có thể theo một số trình tự sau: 
Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại) 
Không gian từ trong tới ngoài (hoặc ngược lại) 
Không gian từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại).

Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. 

Phương pháp làm văn miêu tả.

Tả người:

Tả người là gợi tả về các điểm như ngoại hình, hình thể, tính cách, hành động lời nói của nhân vật được miêu tả. 

* Phận biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu: 

Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều vô ngoại hình, tinh nét,.) 

Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc) 

* Cách miêu tả: 

Mở bài: 

Giới thiệu người được tả (chủ ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, giới tính và ấn tượng chung về người đó) 

Thân bài: 

+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp.

+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế các động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…). 

+ Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó. 

Kết bài: 

Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả. 

Miêu tả sáng tạo.

* Đối tượng miêu tả thường, xuất hiện trong hình dung tưởng tượng bất nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó, 

* Đối tượng: người bày cảnh vật. 

* Yêu cầu khi miêu tả: 

Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. 
Ví dụ: khi tả một phiên chợ trong trí tưởng tượng của em, học sinh cần dựa trên những đặc điểm thường thấy của cảnh đó để làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? thời tiết khi hậu ra sao?... Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình. 

Tả người trong tưởng tưởng: 

Nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với con người bình thường như ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết... Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn. 

Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả có nét độc đáo mang tính cá nhân. 

III/ Cách làm một bài văn miêu tả. 

Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải: 

Xác định được đối tượng miêu tả; 

Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu; 

Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự. 

Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần: 

Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. 

Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. 

Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả. 

Cần chú ý Chi tiết khi miêu tả. 

Chẳng hạn:

Về cảnh mùa đông, có thể nêu những đặc điểm: 

Bầu trời âm u, nhiều mây. Gió lạnh, có thể có mưa phùn. Cây cối rụng lá trơ cành. Chim chóc bay đi tránh rét. Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi. 

Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm: Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan…). Vầng trán. Tóc ôm khuôn mặt hay được búi lên? Đôi mắt, miệng. Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn... 

Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi: Mắt đen tròn ngây thơ; Môi đỏ như son; Chân tay mũm mĩm; Miệng cười toe toát; Nước da trắng mịn; 

Tả một cụ già: Tóc trắng, da mồi; Cặp mắt tinh anh; dáng vẻ chậm chạp hoặc nhanh nhẹn; Giọng nói trầm ấm... 

Tả cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: Giọng nói trong trẻo; Cử chỉ âu yếm ân cần; Đôi mắt khích lệ... 

Cần chú ý trình tự khi miêu tả: 

Chẳng hạn: 

Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn: 

Miêu tả theo thời gian: Trống vào lớp; cô giáo (thầy giáo) cho chép đề; các bạn bắt tay vào làm bài; kết thúc buổi làm bài, nộp bài cho thấy, cô. 

Miêu tả theo không gian: Bên ngoài lớp; trên bảng, cô (thầy) ngôi trên bàn giáo viên; các bạn trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh người viết. (hay chính bản thân người viết). 

Tả sân trường giờ ra chơi: 

Miêu tả theo không gian: 

Từ xa tới gần. 

Sân trường vắng lặng trong giờ hoc.


Trong giờ ra chơi, mọi người ùa ra đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem hò reo cổ  vũ...

Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Đề Bài Hãy Tả Ngôi Nhà Em Đang Ở.

Đề Bài Văn Hãy Tả Ngôi Nhà Em Đang Ở . Để viết được một bài văn miêu tả hay, các em cần vận dụng nhiều kiến thức, khảo năng quan sát và trì...

Bài Văn Mẫu Hay

Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Mẫu Mới Nhất