Giới thiệu về hoa phong lan. Bài văn mẫu hay lớp 8 bồi dưỡng học sinh giỏi. 

Giới thiệu về hoa phong lan. Bài văn mẫu hay lớp 8 bồi dưỡng học sinh giỏi.

Từ cổ chỉ kim, từ Đông sang Tây, người sành chơi hoa đầu thống nhất tôn vinh lan là “vương giả chi hoa” bởi vẻ đẹp lộng lẫy, mê đắm hồn người của nó. Hoa lan có mặt khắp nơi trênthế giới, có thể sống ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Họ nhà lan vô cùng phong phủ, gồm 750 chi và khoảng trên 2500 loài. Lan không sống kí sinh như tơ hồng, tầm gửi mà là loài cây tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước. Lan có hai loại chính chia theo điều kiện sống Loại sống bám vào các cây to rồi phát triển gọi là phong lan. Loại bám rễ vào hốc đá chỗ có mùn hoặc được trồng dưới đất gọi là địa lan. Ở nước ta hiện nay đã trồng được các loại lan nổi tiếng như kim đinh, hạc đỉnh, mạc lan, tố tâm, hoàng vũ, phi hoàng điệp, hồ điệp, bạch lan, lan hài… 

Những giống địa lan có nguồn gốc từ Thái Lan có đặc điểm là thân cứng và khá cao, ra hoa quanh năm, màu sắc rực rỡ, mỗi cành trên hai mươi nụ, nỡ cả tháng mới tàn, vận chuyển đi xa tương đối thuận tiên. Các giống hoa này thích hợp với vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Có thể trồng với qui mô lớn theo kĩ thuật hiện đại để phục vụ xuất khẩu. Lan hài, lan hồ điệp và các loài địa lan khác của Đà Lạt chỉ thích hợp với vùng ôn đới. Thân cây yếu, chiều cao hạn chế, nhánh nhỏ, mỗi nhánh chừng ba nụ hoa và thường tàn sau một tuần. 

Thân lan có dạng như cũ giá (địa lan) do các bẹ lá tạo thành hoặc dang đốt trúc (phong lan). Lá lan cũng nhiều hình dáng, phổ biến là loại lan lá dài, xanh và dày, chứa nhiều nước cùng chất dinh dưỡng. Rễ lan mọc lòa xòa và bám rất chắc vào thân cây hoặc vật dùng để trồng. 

Hoa lan mọc thành nhánh lớn gồm nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có vải bông, màu sắc rực rỡ, rất đẹp. Lan hoàng điệp bông nhỏ, vàng tươi, rập rờn như đàn bướm lượn. Lan hồ điệp bông tương đối lớn, màu trắng, nhị vàng cam, giống như đàn bướm đang bay. Lan hài hình dáng tựa chiếc hài gấm mũi cong, xinh xắn vô cùng! Lan vũ nữ lại giống như một nghệ sĩ múa tài hoa đang say sưa trong điệu múa thần tiên… Đứng trước một vườn lan muôn hồng ngàn tía, người thưởng thức đều có chung một cảm giác lâng lâng như đang lạc vào chốn thiên đường. 

Là loài hoa quý nên lan cần có một chế độ trồng trọt và chăm sóc đặc biệt theo quy trình công nghệ kĩ thuật cao. Địa lan trồng trên đất bùn tơi xốp, phong lan trồng trong các chậu nhỏ bằng gốm hoặc gỗ, các khúc cây ngắn có chứa xơ dừa, than tàu để cho lan bám rễ. Lan được trồng bằng cách cấy mô và người trồng có thể lai tạo giữa các giống lan để có được giống mới với nhiều ưu điểm. 

Vì lan ưa sống trong bóng mát nên người ta phải trồng lan trong nhà hoặc có giàn che nắng. Ngày ngày phun nước tưới giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên kiểm tra để phát hiện và chữa trị kịp thời các loại bệnh của cây. Lưu ý là không được dùng nước máy vì các hóa chất trong nước sẽ làm cho cây lan bị chết. 

Xưa kia, hoa lam là loại hoa chỉ xuất hiện trong đời sống của các bậc vua chúa (Vua chơi lan, quan chơi cúc). Hiện nay, hoa lan đã trở nên phổ biến, hiện diện rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Có thể nói hoa lan là sự kết tụ những gì tinh tế nhất, huyền diệu nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cùng với bao loài hoa khác, hoa lan đang góp phần tô điểm cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm tươi đẹp. 


Giới thiệu về hoa ngọc Ian. Bài văn mẫu hay  cho học sinh lớp 8. 
Giới thiệu về hoa ngọc Ian. Bài văn mẫu hay  cho học sinh lớp 8.

Ở góc vườn nhà em có một cây hoa ngọc lan do ông ngoại em trồng cách đây hơn bốn chục năm. Sự tích cây hoa này là một câu chuyện rất cảm động. Bà ngoại em kể rằng vì bà ao ước có được cô con gái đầu lòng xinh đẹp, dịu hiền nên bà đã chọn sẵn tên một loài hoa mà bà ưa thích để đặt cho con là Ngọc Lan. Để kỉ niệm ngày ra đời của cô con gái yêu quý, ông em đã trồng cây hoa ấy. Từ đó đến nay, cây ngọc lan gắn bó thân thiết với mấy thế hệ trong gia đình em. 

Cây ngọc lan thân mộc, gốc lớn, rễ chính cắm sâu vào lòng đất, còn các rễ phụ nổi ngoằn ngoèo xung quanh giữ cho cây thêm vững chắc. Ngọn cây cao, tán xòe rộng, vượt hẳn các cây cối khác trong vườn. Lá ngọc lan to cỡ bàn tay, hơi thuôn, nổi rõ những đường gân. Những chùm lá non xanh màu cốm, nhìn mát mắt vô cùng! Chim vành khuyên khéo léo kết hàng chục chiếc tổ xinh xinh trong vòm lá. Đây quả là nơi trú ngụ tuyệt vời cho chúng quanh năm. Ngày ngày, khi mặt trời lên, tiếng chim hót ríu rít làm rộn cả khu vườn. 

Mùa hè, cây trổ hoa. Những chùm nụ xinh xinh lớn rất nhanh và khi hoa nở hé phô mấy cánh trắng ngà thì nhụy hoa cũng tỏa hương thơm ngào ngạt, theo gió bay đi rất xa. Đặc biệt, trong không khí yên tĩnh, mát mẻ của ban đêm, hương ngọc lan càng dậy lên, thơm ngát. 

Giống như hoa sen, ngọc lan là loài hoa quý bởi sự thanh khiết của nó. Ngày rằm, mùng một, các bà, Các chị đi lễ đền, lễ chùa thường mang đoá hoa ngọc lan để dâng cúng lên bàn thờ Phật, thành tâm cầu mong mọi sự tốt lành. 

Suốt mùa hoa nở, ông em và bố em làm nhiệm vụ hái hoa. Ông dùng cây sào nứa thật dài, đầu sào đan thành chiếc giỏ nhỏ đựng hoa. Đưa chiếc giỏ sát chùm hoa và giật khẽ, từng bông hoa rơi gọn vào lòng giỏ, vẹn nguyên. Bà đã chờ sẵn dưới gốc cây với chiếc rổ lót lá chuối tươi, nhẹ nhàng lấy ra từng bông một. Mỗi bông ngọc lan như một ngón tay nôn nà, mát rượi sương đêm. Bà không quên cài lên mái tóc em bông hoa xinh xắn. Em ngây ngất bỡi làn hương ngọc lan quen thuộc đang thấm đẫm không khí trong lành buổi sớm mai. 

Cây ngọc lan được cả nhà em yêu quý bởi nó đã chứng kiến và chia sẻ mọi buồn vui của nhiều thế hệ trong gia đình. Những lần xa nhà dăm ba ngày, em nhớ nó như nhớ một người bạn thân thiết và trong những giấc mơ hồng, em luôn cảm thấy hương hoa ngọc lan phảng phất đâu đây.

Tuyển chọn 100 bài văn mẫu hay lớp 8.


Trong cuộc đời mình, ai cũng có những người thân yêu để quan tâm, sẽ chia và đồng cảm. Đó là cha mẹ, anh chị, bạn bè, thấy cô,… Với riêng em, em còn có một người thân đặc biệt, vừa là một người bạn lớn vừa là một tâm gương sáng để em noi theo. Đó là người anh trai yêu quý của em. 

Anh trai em đã 20 tuổi, đang học năm thứ hai khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Anh tên là Dũng bố mẹ em đặt tên anh như vậy với mong ước anh sẽ luôn dũng cảm bước đi trong cuộc sống.

Anh gầy và cao, mẹ nói anh rất giống ông nội. Mái tóc của anh đen và dày, gương mặt xương xương với đôi mắt rất sáng và thông minh (nhưng cũng đôi mắt ấy nhìn em những lúc em mắc lỗi sao mà nghiêm nghị đến thế, em thấy khi ấy đôi mắt anh rất giống mắt bố). Nước da anh vốn rất trắng trẻo nhưng chỉ hết năm thứ nhất đại học thì chuyển sang màu râm nắng. 

Có thể nói, việc anh đi học đại học và nhất là việc anh tham gia phong trào thanh niên tình nguyện vào mùa hè năm ngoái đã làm anh thay đổi rất nhiều. Tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, anh xung phong đi về một xã hẻo lánh của tỉnh Tuyên Quang. Ở đó, anh đã cùng bạn bè cuốc đất rừng, làm nương rẫy, làm đường lấy nước, làm nhà ở... cho bà con dân tộc. Sau chiến dịch ấy, trở về nhà, anh trở nên trầm ngâm hơn dù anh vốn là người sôi nổi. Anh căn dặn em rằng: Còn rất nhiều người sống khó khăn thiếu thốn, vậy mình được sống đầy đủ thì phải biết trân trọng và cố gắng hơn nữa. Cũng từ đó, anh tham gia rất nhiệt tình vào các phong trào thanh niên của trường và của thành phố: phong trào hiến máu nhân đạo, phong trào chung sức vì cộng đồng,... Mới học năm thứ hai nhưng anh đã là phó bí thư liên chỉ kiêm chủ tịch hội sinh viên của khoa. 

Tham gia các hoạt động thanh niên sôi nổi như vậy mà anh vấn học rất cừ. Học kì nào anh cũng được học bổng, anh trích một phần trong số đó để biểu bố mẹ và cả một phần nhỏ để khao em một chầu kem ở Bờ Hồ! Anh luôn căn dặn em rằng: Nếu còn trẻ mà không cố gắng học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Mỗi tối, anh thường dành ra một khoảng thời gian để giúp em làm bài tập toán, lí, 

Với bạn bè, hàng xóm, anh là một người hòa đồng, nhiệt tình. Anh luôn tận tình giúp đỡ những người cần đến mình: đứa em hàng xóm nhờ giải giúp bài toán, bác láng giềng nhờ kéo giúp cái xe hay người bạn hỏi mượn chiếc xe máy về quê gấp thăm mẹ ốm... 

Càng ngày, em càng thấy khâm phục anh trai mình. Anh đã sống tốt với tất cả những người quanh mình, sống có tình yêu thương, có ích với xã hội và luôn không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân. Anh là tấm gương sáng để em học tập và noi theo. 


Kể lại một kỉ niệm của em. Những bài văn mẫu hay lớp 8 tuyển chọn.

Em quê ở nông thôn nhưng em lại sinh ra và lớn lên ở thành phố. Mười mấy tuổi đầu mà chưa một lần về quê, nhiều lần em đòi về quê, bố mẹ em đều bảo chờ dịp, vì đường xa lắm, rồi một ngày ở quê làm giỗ tổ, thế là cả nhà em đi về. 

Nói đến làng quê, lòng em rất háo hức. Người ta hát quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đò nhỏ. Còn em, em hình dung quê hương là những người bà con thỉnh thoảng ghé thăm cho em nào nếp, nào lạc. 

Nhà em ở cách quê rất xa. Thoạt đầu cả nhà đi xe lửa, sau một đêm ngủ trên tàu thì đi xe lam, qua đò và cuối cùng đi bộ. Mẹ em bảo, về nhà chú chỉ còn khoảng một cây số thôi, đi bộ mà xem cho biết. Xung quanh làng, đồng lúa trải rộng tít tấp. Nhìn về làng, rặng tre xanh um bao bọc tất cả. Qua cánh đồng đến những mương nước, máy bơm xả nước rào rào. Vượt qua cổng làng là những ngôi nhà ngói có cổng và vườn bao bọc. Có những người quen đứng ở cổng cất tiếng chào bố mẹ em. 

Quá giữa làng là đến nhà chú em. Bà con nhiều nơi đã về, tay bắt mặt mừng, hỏi thăm rối rít. Chú thím hỏi bố mẹ em: “Châu Lâm đã lớn bằng ngần này à? Cái Lan nữa, sắp thành cô gái rồi". Bố em hỏi chuyện cúng giỗ đã chuẩn bị đến đâu, còn mẹ em đem các thứ đã chuẩn bị đưa vào cho thím. Mẹ em cũng đem quà chờ các em nhỏ. Lũ trẻ con hàng xóm cũng đến. Mẹ em đem kẹo phân phát cho chúng. 

Sáng hôm sau, bố đưa chúng em đi thăm mộ các cụ, thắp hương rồi về thăm nhà thờ họ. Chúng em ra xem sông, xem cây cổ thụ, trưa trở về thì cả họ đang cùng ở nhà thờ. Chúng em cũng vào lạy. Trưa hôm ấy, trong bữa cổ đông đúc, mọi người nói chuyện vui vẻ, ồn ào. Chiều hôm ấy em và lũ trẻ mới quen rủ nhau đi chơi như những người đã quen từ lâu. 

Tối hôm ấy chúng em ăn cơm và nhìn ngắm nhà chú em. Bố em bảo: “Đây là nhà ông cố để lại cho ông, ông để lại cho bố và chú. Bố con mình ra thành phố nên nhà này để lại chú ở”. Nhà tuy lợp ngôi, nhưng đã cũ, đồ đạc cũng cũ. Chỉ có cái tủ lí và tivi là còn mới. Chú hỏi thăm em học tập thể nào, hẹn dẫn mấy em con chú ra thành phố chơi. Cuối cùng, chú thím lại đem quà quê, nếp và lạc, gói mỗi thứ một ít cho mẹ em mang về. Mẹ em chối từ thế nào cũng không được. 

Chúng em lên đường từ sáng sớm cho kịp tàu. Chú Thím cũng ra tiễn bố mẹ em một đoạn xa, tận cổng làng. 

Thế là em hiểu được làng quê. Đó là nơi có mồ mả tổ tiên nhiều đời, là nơi thờ cúng dòng họ, nơi những người cùng dòng máu dù xa xôi đều nhận ra nhau và có tình thân với nhau. Em thích rặng tre râm mát, thích lũ trẻ con dễ gần, thích không khí vắng lặng. Em mong làng quê giàu có hơn, đời sống khấm khá hơn và cầu chúc đời sống gia đình chú em ngày càng thịnh vượng hơn nữa. 



Mẹ mới mua cho em tôi con gà bông đẹp lắm. Thế là cả hai chị em xúm vào, chí chóe giành nhau món đồ chơi ấy. Bất chợt mẹ tôi nói: “Ngày xưa con cũng có một con gà còn gì!” Con gà, con gà... Ừ nhỉ, tôi cũng đã từng nuôi một con gà... 

Trong đầu tôi vẫn giữ nguyên hình ảnh ấy, thực như người ta giữ kĩ một cuốn sách và giờ đây đem ra đọc lại. Sáng hôm ấy, bà tôi dắt tôi ra chợ Tết mua gà. Đông vui và tấp nập lắm. Hàng gà đẩy người, họ mua mua bán bán cãi nhau ôm tồm rồi lại cười xuế xòa. Nhưng có điều khác giữa tôi và họ, là họ mua gà về để ăn Tết còn tôi mua gà về để nuôi, để bắt đầu một năm mới. 

Ở góc khuất của hàng gà có một đôi gà con. Một con màu vàng xinh lắm với một con màu nâu gầy xọp, ấy là tôi nhớ vậy. Bà đã mua cho tôi một con nhưng đó không phải là con màu vàng mà tôi ao ước, mà là con màu nâu xấu xí kia. Quá thất vọng, tôi chẳng muốn cầm con gà về nhà. Về nhà bà thả nó ra sân. Cái cách con gà này làm quen với mọi người thực là kì cục. Với dáng điệu vênh vang, nó đi khệnh khang quanh sân tự giới thiệu mình với mọi người như thể ông chủ mới, thi thoảng lại đủng đỉnh gõ mỏ đập xuống sàn như vừa được ăn thóc. Ra cái vẻ “bề trên”, nó ra mổ vào trán con mèo mun của ông tôi. Bị giáng một cú bất ngờ đau điếng, con mèo ngoạc mồm kêu “meo…” rồi chạy vụt lên mái nhà. Quá khoái chỉ, nó con gà ấy lại định đưa hai cái chân nâu nâu bé tí lèo khéo ra trêu con Mực rồi bị con Mực gấm lên một tiếng. Sợ quá, nó co giò chạy, nhưng để giữ cái sĩ diện của một “ông chủ mới”, nó cứ chạy được một quãng thì lại dừng lại quay nhìn con Mực. Thế là cuộc trình diễn đã xong.

Từ lúc chưa có con gà, chưa có con Nâu ấy, cả nhà cưng chiều tôi lắm. Sáng dậy mẹ đã chuẩn bị sẵn nào bàn chải, khăn mặt, nào bữa ăn sáng. Còn bây giờ, tôi phải tự làm hết, bởi vì mẹ tôi còn cho em Nâu ăn. Nhưng cũng từ đó, tôi đã trở thành con bé tự giác, một con bé khỏe mạnh thay cho một con bé ốm yếu hay vòi vĩnh xưa kia. 

Con gà ấy có đôi chân chỉ. Lông ở cổ hoe hoe vàng, lông đuôi cụt ngủn, nhưng nó là một con gà “có tư cách”. Bé ti thế thôi mà nó cũng đã “lập được chiến công”. Mấy con chó bên hàng xóm hay sang bắt nạt con Mực nhỏ của ông tôi thì nay bị con Nâu dạy cho bài học nhớ đời. Con Nâu hai chân xoạc rộng, hai cánh vắt sau lưng, và như một dũng sĩ oai phong, quả cảm. Nó nhảy bên này, nhảy bên kia làm lũ chó sợ quá

chạy mất. Với chiến công đó, tôi đem khoe khắp xóm. Và từ lúc ấy, tôi cảm thấy mình yêu quí con gà biết bao. Tôi không còn ghét cái điệu bộ đi nghênh ngang của nó nữa mà tôi yêu nó, yêu cái đầu lơ thơ lông nâu của nó. Đã thế, tôi còn đeo cho nó một cái lục lạc trên cổ. Tôi và nó đã thực sự như những người bạn. Nhưng rồi một ngày… 

Chiều hôm ấy, tôi ở trường Mầm non về. Vừa mới học được bài hát mới nên tôi vui lắm, vừa đi vừa nhảy nhót. “Con chim Manh manh, nó đậu cành chanh...”. Quái lạ! Tôi thầm nghĩ: “Sao hôm nay mọi người lại có về buôn thế, hay là…”. Tôi vụt chạy ra cái lồng gà bé xinh xinh để tìm con Nâu mà chẳng thấy, lẽ nào, lẽ nào... Mắt tôi bắt đầu ắng ậc nước, miệng tôi mếu méo: “Mẹ ơi, gà của con đâu?” Bố dẫn tôi ra góc sân. Con Nâu năm đó, vẫn bộ lông nâu thưa thớt, vẫn cái chân chỉ nhưng nó không còn động đậy được nữa. Bố tôi an ủi: “Không có con Nâu, con còn nhiều người bạn khác mà!” và tôi oà lên mà khóc, khóc nức nở như vừa mất đi thứ gì quý giá. Từng giọt nước mắt lăn trên má, tôi bồi hồi nhớ lại từng kỉ niệm của tôi với nó. Nghe mẹ kế lại, con Nâu lang thang chơi rồi bị rơi xuống cái ao ở sau vườn. Thật tội nghiệp cho nó! Suốt mấy ngày sau, lúc nào hình ảnh con Nâu cũng hiện lên trong lòng tôi. Tôi như vẫn thấy bóng dáng nó đi lại trong sân, trêu chọc con Miu và con Mực. Cả con Miu và con Mực cũng như buồn hẳn đi vì thiếu vắng cái bóng nghịch ngợm của con Nâu... 

Tôi ngắm nghía con gà bông ấy. Công nhận là nó đẹp thật, nhưng làm sao bằng được với con Nâu của tôi. Con Nâu của tôi có thể xấu hơn, lông không vàng óng ả như nó nhưng quan trọng hơn hết, nó đã là một phần của tuổi thơ tôi, một phần rất đỗi tuyệt vời đánh thức cái tự giác trong tôi, giúp tôi hoàn thiện hơn. Nó là một con gà đã giúp tôi từ một con bé ngổ ngược, ốm yếu và hay vòi vĩnh đã trở thành tự giác, trở nên khỏe mạnh hơn bao giờ hết... Ừ nhỉ, tôi đã từng có một con gà.



Nhanh thật! Mới hôm nào mẹ tổ chức sinh nhật lần thứ 13 cho em mà quay đi quay lại, ngày mai là em tròn 14 tuổi. Thỉnh thoảng ngắm bóng mình trong gương, em thấy có nhiều thay đổi. Chẳng lẽ cái anh chàng cao lêu nghêu, chân tay khẳng khiu, mặt lấm tấm trứng cá và trên mép loáng thoáng hàng lông tơ xanh xanh kia là mình đấy ư? Buồn cười thật đấy! 

Mẹ bão năm nay thế nào bố cũng về. Chà! Bố mà về thì vui biết mấy! Bố còn hứa là nếu em đạt danh hiệu “Học sinh xuất sắc”, bố sẽ thưởng cho chiếc xe đạp leo núi, chiếc xe mà em đã ao ước bấy lâu. Từ hồi lên lớp Sáu, em vẫn đi nhờ xe của bạn Toàn cùng phố. Hai đứa thay nhau đạp chiếc xe cà tàng nay tuột xích, mai long ốc, vừa đạp vừa kêu cọt cà cọt kẹt. 

Sinh nhật lần này lại đúng vào chủ nhật. Sáng nay, mẹ dậy sớm lắm. Dọn dẹp xong xuôi, mẹ xách giỏ đi chợ. Nhà em cách chợ Ngọc Hà chỉ hơn trăm mét. Lối vào chợ là hai dãy bán hoa tươi với rất nhiều loài hoa rực rỡ. Biết em thích hoa hồng, mẹ mua mười bốn bông hồng nhung đỏ thắm. Cắm trong chiếc bình thủy tinh trắng muốt, màu đỏ của hoa càng thêm nổi bật. 

Em nhờ bạn Tú kê dọn bàn ghế và sắp xếp bàn tiệc. Chiếc bàn ăn bằng nhựa được phủ tấm khăn trắng trông sang trọng hẳn lên. Bình 

hoa đặt giữa, đĩa bánh kẹo, đĩa trái cây, hơn chục chai nước ngọt... đầy đủ cả. Chiếc bánh kem có hình chú gấu nâu thắt chiếc nơ trắng (vì em tên là Hùng) và dòng chữ Chúc mừng sinh nhật cũng đã sẵn sàng trong tủ lạnh. Mẹ kiểm tra mọi việc, thấy đâu vào đấy nên rất hài lòng. Gần 11 giờ, mẹ giục em thay quần áo mới và chải đầu cho gọn ghẻ. 

Thỉnh thoảng, em lại chạy ra trước cửa, ngóng đợi bố về. Bố em là kĩ sư của nhà máy thủy điện Hòa Bình. Năm ngoái sinh nhật em, bố bận không về được nhưng có gửi thiệp chúc mừng và hứa năm sau nhất định thu xếp về dự. 

Các bạn đã đến đầy đủ. Tiếng nói tiếng cười ồn ào, tíu tít, rộn rã căn nhà nhỏ. Em mời các bạn vào nhà. Bạn nào cũng đẹp, cũng tươi, đáng yêu vô cùng! Phút chốc, bàn tiệc đã kín chỗ. Chiếc bánh kem được mẹ bưng ra. Nến đã thắp sáng. Nhân vật chính là em nói lời khai mạc. Các bạn tặng hoa, tặng quà cùng những lời chúc tụng hồn nhiên, tinh nghịch. Bài hát chúc mừng sinh nhật vang lên cùng tiếng vỗ tay nhịp nhàng. Em thổi tắt nến, rồi cắt bánh mời các bạn. Không khí thật là vui! 

Tuy vậy, em vẫn sốt ruột mong bố. Linh tính mách bảo em là bố sẽ về nhưng sao mãi bố không về? Muộn mất rồi bố ơi! Giá mà bố có mặt lúc này thì hạnh phúc của con thật là trọn vẹn. Em đưa mắt nhìn ra cửa, mong một hồi chuông. 

Mấy phút sau, quả là tiếng chuông reo liên tục. Đúng rồi! Đúng là cách nhấn chuông quen thuộc của bố. Em chạy ào ra mở cửa. Trước mắt em, gương mặt bố rạng rỡ, tay bố dắt chiếc xe đạp leo núi mà em đã tưởng tượng ra nhiều lần trong mơ. Giọng nói trầm ấm của bố cất lên: “Bố chào con! Chúc con một sinh nhật vui vẻ!" Em cảm động thốt lên: “Ôi bố!” rồi cứ đứng sững giữa cửa. Mẹ cười bảo: “Thế Hùng định không cho bố vào nhà à?" Mọi người cười ầm khiến em xấu hổ đỏ mặt. 

Bữa tiệc vui gấp bội bởi sự có mặt của bố em. Bố chúc em học giỏi hơn, chăm ngoan hơn rồi trịnh trọng trao cho em món quà đặc biệt chiếc xe đạp leo núi để tưởng thưởng cho sự phấn đấu thực hiện lời hứa danh dự với bố trong suốt năm học vừa qua. Mấy bạn xuýt xoa khen chiếc xe “Đẹp cực!” Quả là không sao nói hết niềm sung sướng của em lúc đó. 

Tiệc tan, các bạn đã về hết chỉ còn lại mấy người thân. Bố ân cần hỏi han chuyện học tập của em và khuyên em hãy cố gắng hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến gia đình trong lúc bố vắng nhà. Em hứa với bố là sẽ làm theo lời bố dặn. Trong thâm tâm, em thấy mình đã lớn, phải sống sao cho xứng đáng với niềm tin yêu của mọi người. Thật hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương của gia đình, bè bạn.



Lúc em lên lớp Sáu, ông ngoại cho em một con chó nhỏ khoảng Vài tháng tuổi, lông màu nâu sẫm có vần đen như lông hổ. Em đặt tên cho nó là Lắcki. 

Lắcki là giống chó Phú Quốc rất quý. Lúc trường thành, nó có thân hình rất đẹp: ngực nỡ, bụng thon, bốn chân cao và mảnh. Chiếc đầu nhỏ, đôi tai nhọn dựng đứng, cặp mắt tinh nhanh. Chiếc mũi ướt đánh hơi rất tài. Đã nhiều lần, nó tấn công và giết chết những con chuột cống đáng ghét dám mò vào bếp ăn vụng. 

Lắcki thông minh lắm. Dường như nó hiểu được tiếng người, hiểu được ý định của người sai khiến. Vì em chăm sóc Lắcki từ nhỏ nên nó gắn bó với em hơn cả. Trừ những lúc đi học, còn ở nhà thì em đi đâu, Lắcki cũng theo sát như hình với bóng. Nó rất thích chơi trò kéo co với em và phần thắng bao giờ cũng thuộc về nó. Vì Lắcki khỏe như vậy nên em còn đặt thêm cho nó một biệt danh là Lực sĩ. 

Ban ngày, Lắcki nằm trước thêm nhà, mõm gác lên hai chân trước, mắt lim dìm. Nó chẳng ngủ đâu mà đang trông nhà đấy! Một tiếng động nhẹ, một bóng người thoáng qua... nó đứng phất lên, đồng tai nghe ngóng. Tiếng sửa của Lắcki lớn và vang. Trông bộ dạng của nó lúc giận dữ, kẻ có tà ý phải lùi xa. Ban đêm, nó không hề ngủ, cứ đi loanh quanh để giữ nhà. Có nó, mọi người rất yên tâm. 

Ấy thế nhưng đối với mọi người thân, Lắcki lại rất hiền. Nó thích bày tỏ tình cảm bằng cách bắt tay, ngoáy tít cái đuôi hay nằm khoanh dưới chân chờ lệnh. Lòng trung thành của Lắcki đã để lại trong em một ấn tượng không thể nào quên. 

Mùa hè năm ngoái, vào một buổi chiều, bạn Quốc và bạn Tùng rủ em ra kênh tắm. Con kênh mới đào dẫn nước ngọt tươi mát cho cả một vùng. Từ ngày có dòng kênh này, quê em bốn mùa phủ kín một màu xanh của lúa khoai, cây trái.

Chiếc cầu bắc ngang kênh là nơi bọn con trai chúng em tụ tập vui chơi nô đùa hằng ngày. Chiều hôm ấy, chơi chán trò rồng rắn, trò đánh trận giả… cả đám ùa Xuống dòng kênh té nước vào nhau và la hét vang trời. Sau đó, chúng em thách nhau bơi thi xem ai giỏi nhất. 

Vốn không sợ nước và bơi cũng khá nên em nhận lời ngay. Sau tiếng hô bắt đầu của cu Tèo, ba “vận động viên” nhảy ùm xuống kênh, trổ tài bơi lội. Chặng đầu tiên, em vượt lên trước Quốc và Tùng cả đoạn dài. Tính hiếu thắng trỗi dậy, em dồn sức bơi thật nhanh để về đích trước. 

Nhưng... Ôi! Sao chân trái của em tự nhiên cứng đờ và đau quá thế này! Em đã bị “chuột rút“. Không thể duỗi chân ra bơi tiếp được nên em vội kêu to nhưng càng kêu, nước càng ộc vào miệng nhiều hơn. Em mất thăng bằng, lạng người đi rồi trôi theo dòng nước. Em sợ hải nghĩ rằng phen này chắc em chết mất!  

Trong cơn hoảng hốt, bỗng nhiên tay em quở phải một vật gì đó mềm và ấm. Rồi hình như có ai đó túm chặt lấy quần em, cố lôi đi. Em định thần nhìn kỉ thì hóa ra là Lắcki, chú chó thân yêu. Nó đã dũng cảm lao xuống cứu em trong cơn nguy hiểm. Vừa lúc đó, Quốc và Tùng cũng đã đến, kịp thời dìu em vào bờ. Lắcki rùng mình rũ nước rồi mừng rỡ chạy quanh em, cất tiếng sủa vang. 

Được chứng kiến cảnh chú chó liều mình cứu chủ, ai cũng khen là con chó có nghĩa. Còn em và tất cả những người thân trong gia đình từ hôm ấy lại càng thêm yêu quý Lắcki. 



Người Việt Nam vốn rất yêu thích hoa, trong các loài hoa thì hoa đào và hoa mai được nhiều người yêu thích nhất. Hoa mai và hoa đào đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của con người Việt Nam như một phần máu thịt. 

Nếu như hoa đào gắn bó với người miền Bắc thì hoa mai lại gắn bó với người miền Nam. Mai có khắp mọi nơi từ Huế đến mũi Cà Mau. Hoa mai thuộc dạng dễ tính dù đất cát khô cằn hay đất đồi sỏi đá mai vẫn chịu đựng được. 

Mai có hai loại mai tứ thời (còn gọi là mai tứ quý) và mai Tết. Mai từ thời cho hoa suốt bốn mùa, cái tên gọi tứ thời có lẽ vì lí do đó. Ngoài màu vàng đặc trưng thỉnh thoảng cũng điểm thêm vài bông màu đỏ cũng khá dễ thương. Mai Tết chỉ cho hoa vào đúng dịp Tết, hoa nở thật nhiều vàng rực cả cây, rực rỡ vô cùng, cũng vì thế mà được mọi người yêu chuộng hơn. 

Muốn có mai nở vào đúng ngày Tết cũng cần phải chú ý đến kĩ thuật chăm sóc. Lúc mai nở xong chừng vài tháng thì phải bón thúc cho mai, thứ phân bón rất hợp cho mai là khô đậu và phân bò khô. Trước Tết độ ba bốn tháng phải bón thêm một lần như thế nữa để hoa to và thẩm. Vào ngày rằm tháng chạp (trước Tết nữa tháng) trầy hết lá mai và bấm hết đọt để mai nở rộ. Với những vùng giá lạnh thì phải trầy lá trước một tháng. Mai không nỡ một lúc mà nỡ từ từ, ngày đầu chỉ một vài nụ, ngày sau tăng gấp đôi, rộ nhất là ngày thứ ba, tư, năm sau đó ít dần nhưng cũng làm cho lòng người say đắm. Sắc mai đương nhiên là màu vàng rồi, người đời chuộng mai cũng vì màu vàng thanh cao quí phái ấy. Thế nhưng chỉ một màu vàng ấy thôi cũng có rất nhiều loại khác nhau: vàng tươi, vàng nhạt, vàng gạch, vàng thắm, vàng ong… Hương của mai rất dịu và thanh, chỉ có những người tinh tế mới tận hưởng hết hương hoa thanh khiết ấy. VÌ thế mà Cao Bá Quát, một chí sĩ thời Nguyễn đã dọc ngang tung hoành dám đứng lên chống lại triều đình phong kiến thế nhưng lại cúi đầu trước hoa mai.

Những ngày Tết người ta thường chưng mai trong nhà để lấy hên cho cả năm. Chỗ để mai bao giờ cũng là nơi khang trang nhất của phòng khách để mọi người có thể chiêm ngưỡng mai một cách đẹp nhất. Những người ghiền chơi mai thì dù có đắt đến đâu ngày Tết bằng mọi giá phải có được cây mai trong nhà mới thành Tết. Một số người còn cho rằng dựa vào cây mai nở hoa trong ngày Tết có thể dự đoán được sự hên xui trong năm đó. 

Hoa mai thường là năm cảnh, thế nhưng bằng phương pháp kĩ thuật hiện đại người ta có thể cho hoa nở từ năm đến mười bảy, mười tám cánh. Ngoài hai màu đỏ, vàng người ta còn có thể lai ghép thành màu trắng, cùng một cây mai có đủ cả ba màu. Nhưng người yêu mai truyền thông vẫn thích màu vàng nhất. 
Ngày tết cả nhà quây quần, đoàn tụ cùng nhau ăn mứt, bánh bên gốc mai. Có gì dẹp hơn, đầm ấm hạnh phúc hơn thế. 



Dù giàu, dù nghèo thì mỗi gia đình cũng có một cái phích (bình thủy) để dựng nước nóng. Phích nước là đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hàng ngày.

Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt Nam hay phích Trung Quốc, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lí.

Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy, thường được làm bằng nhôm, nhựa hoặc sắt tráng men, in hoa hay hình chim, hình thủ rất đẹp. Nút phích bằng loại gỗ xốp nhẹ (li-e), bọc vải mỏng màu trắng hoặc được làm bằng chất dẻo; quai xách bằng nhôm hoặc nhựa.

Bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau một khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Phích tốt có thể giữ được nước nóng một ngày.

Hôm đi siêu thị Miền Đông để mua chiếc phích biếu ông nội, ba dẫn em đi theo. Trên kệ, hàng trăm chiếc phích được trưng bày trông rất đẹp mắt. Ba hướng dẫn em cách chọn. Mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải đều. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt. Áp miệng phích vào tai, nghe tiếng kêu o o o đều đều. Ba em cẩn thận tháo đáy phích ra để xem núm thủy ngân còn nguyên vẹn hay không.

Ba hướng dẫn em cách sử dụng phích lần đầu. Phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ.

Mỗi sáng, mẹ em để nước còn lại ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nước sôi vào và vận nắp thật chặt. VÌ biết cách sử dụng và giữ gìn cẩn thận nên chiếc phích nhà em sau mấy năm vẫn tốt. Ba em đóng chiếc thùng gỗ nhỏ, cao khoảng vài tấc để đựng phích. Ba còn dặn mọi người rất kĩ là phải đặt phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh nguy hiểm.

Giữa bao nhiêu đồ dùng khác, chiếc phích là vật dụng không thể thiếu trong cuộc Sống của mỗi gia đình.



Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Đề Bài Hãy Tả Ngôi Nhà Em Đang Ở.

Đề Bài Văn Hãy Tả Ngôi Nhà Em Đang Ở . Để viết được một bài văn miêu tả hay, các em cần vận dụng nhiều kiến thức, khảo năng quan sát và trì...

Bài Văn Mẫu Hay

Bài Văn Hay Nhất