Bài văn hay lớp 8: Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? 
Bài văn hay lớp 8: Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vỏ đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng lưu lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi, hút điếu thuốc lào... để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận

Nam Kì, lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát, chỉ có mỗi con chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người. 

Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay; 

-Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! 

Ông giáo ngạc nhiên: 

-Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là...? 

Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót: 

Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ? 

Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ. 

Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thể, thắng Mục với thắng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết… Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm y như là trách tôi. Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! 

Ông giáo vỗ vai, an ủi lão: 

Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ! 

Lão Hạc cố gượng cười: 

Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn! 

Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói: 

Kiếp ai thì cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồitôi với cụ ăn khoai, uống nước, hút thuốc lào, rồi nói chuyện, thế là sướng! 

Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn: 

Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp nho tôi một việc

-Việc gì thế cụ? 

-Chuyện là thế này, ông giáo ạ!... 

Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, con trai lão về thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ họ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm côi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiến ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm. 

Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế! Ông giáo động viên lão Hạc: 

Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khỏe lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói! 

Lão Hạc vẫn năn nỉ: 

-Mong ông giáo thương tình tôi tuổi tác già nua mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm! 

Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại: 
- Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn? 

Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần: 

- Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về! 

-Vâng! Cụ lại nhà! 

Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng Ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng. Dạo này, cả làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu đã cũ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ”.

Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình, Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hy sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn đất vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến gian ác. 

Bài văn hay lớp 8: Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?



Kể về một sự việc rủi ro đáng nhớ của em trong quá trình học tập. Bài văn mẫu hay chọc lọc lớp 8.
Kể về một sự việc rủi ro đáng nhớ của em trong quá trình học tập. Bài văn mẫu hay chọc lọc lớp 8.

Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy, giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ trước đến nay, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Tập làm văn. 

Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt bài của em xuống bản, nét mặt không vui. Nhìn thấy một điểm 3 to tướng, em choáng váng, tim như ngừng đập. 

Không, không thể như vậy được! Em cố định thẩn nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm như trêu ngươi, như giễu cợt. Em vội vàng gập bài vào, bẩn thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của 

em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gấm mặt xuống. Dòng chữ cô phê như hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề! 

Em đọc lại bài thật kì và nhận ra là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố…) vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài không khó, chỉ tại em chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè, quên mất lời cô nhắc nhở: “Các em phải kiểm tra bài viết trước khi nộp”. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thoả mãn trước lời khen của cô giáo và bạn bè nên em đã thành một cô bé hợm hình từ lúc nào chẳng biết. 

Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tại em, giọng mừng rỡ: 

Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm... Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào! 

Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Tập làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xình thì hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng. 

Trên đường về, em chậm chạp kéo lê đôi chân rã rời. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị điểm kém thì bố mẹ sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và mong rằng sau này em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học bài xong mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi.. Không thể để bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá.. Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà lúc nào không biết. 

Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mất mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phở mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ và khóc tức tưới, nói cho mẹ biết em vừa bị điểm 3 môn Văn. Mẹ khuyên em bình tỉnh, rút kinh nghiệm để lần sau làm bài tốt hơn. 

Tối hôm ấy, em xem kĩ lại bài. Điểm 3 như nhắc nhớ em. Em tự nhủ nhất định chỉ có một điểm 3 này thôi. Mình sẽ tìm lại những điểm 9, điểm 10 cũng ánh mắt tin cậy của cha mẹ, thầy cô và bè bạn. 

Những bài văn mẫu hay.


Hãy tả cảnh mấy bạn nhỏ chăn trâu dẫn trâu về nhà khi chiều xuống. Lập dàn ý chi tiết bài văn mẫu hay lớp 8 bồi dưỡng học sinh giỏi. 

Hãy tả cảnh mấy bạn nhỏ chăn trâu dẫn trâu về nhà khi chiều xuống. Lập dàn ý chi tiết bài văn mẫu hay lớp 8 bồi dưỡng học sinh giỏi

l. Mở bài: 

Giới thiệu chung:

Quê em là một làng nhỏ ven sông Đáy, có những ruộng mía, bờ dâu xanh tốt... 

Chiều chiều, đám trẻ ra bãi cỏ cuối làng để chăn trâu. 

Mặt trời lặn là dong trâu về nhà. 

Il. Thân bài:

Tả cảnh dẫn trâu về nhà: 

Đàn trâu nối đuôi nhau, chúng em cưỡi trên lưng trâu. 

Bạn Hải thổi sáo, chúng em hát theo…

Tiếng sao ngân nga trong không gian tĩnh lặng của chiều quê. 

Đồng lúa xanh tốt rì rào trước gió. 

Chân trời tím điểm những cánh cò trắng vội vã bay về tổ. 

Về đến làng, đàn trâu vẫn thong dong bước. 

Em sung sướng cảm nhận mùi vị quen thuộc của đất đai, cây cỏ quê nhà... 

Các bạn chia tay, ai về nhà nấy, hẹn chiều mai gặp nhau.

Hải hứa sẽ dạy em thổi sáo. 

III. Kết bài:

Nghĩ đến lúc mình biết thổi sảo và cũng thổi hay như bạn Hải, em thấy rất vui. 

Em sẽ mượn tiếng sáo để bày tỏ tình cảm yêu mến, gắn bó với quê hương. 

Lập dàn ý chi tiết bài văn mẫu hay lớp 8 bồi dưỡng học sinh giỏi.



Thuyết minh về hoa tết Sài Gòn. Lập dàn ý chi tiết bài văn mẫu hay lớp 8 bồi dưỡng học sinh giỏi. 

Thuyết minh về hoa tết Sài Gòn. Lập dàn ý chi tiết bài văn mẫu hay lớp 8 bồi dưỡng học sinh giỏi.

I. Mở bài:

* Giới thiệu chung: 

Từ 20 tháng Chạp, hoa từ các nơi đổ về Sài Gòn rất nhiều 

Chợ hoa Tết năm nay được tổ chức ở công viên 23 tháng 9 trước cửa chợ Bến Thành. 

II. Thân bài 

Tả chợ hoa: 

-Chợ hoa cũng đồng thời là hội hoa xuân được tổ chức rất quy mô. 

Hàng trăm loại hoa đủ màu sắc, hình dáng, hương thơm ngào ngạt, hấp dẫn người mua. 

Khách dạo chợ hoa rất đông, không khí tưng bừng, náo nhiệt như ngày hội. 

Khu bán hoa mai, hoa đào thu hút nhiều người nhất. Giá cả tùy theo từng cây. Có cây vài ba triệu đến chục triệu đồng. Hoa đào miền Bắc ngày càng được người Sài Gòn chuộng. 

Hoa mang theo không khí mùa xuân đến với từng nhà. 

III. Kết bài:

Cám nghĩ của em: Gia đình em đón Tết bằng cả hoa mai và hoa đào. Màu hoa tươi thắm như báo trước một năm mới tốt lành. 


Thuyết minh về một đặc sản của quê hương. Bài văn mẫu hay thuyết minh lớp 8. 

Thuyết minh về cấu tạo và công dụng của chiếc xe đẹp. Dàn ý chi tiết bài văn mẫu lớp 8.

Ai từng biết đến Hà Nội, hẳn sẽ không thể không biết cốm làng Vòng một sản vật của đất Thủ đô.

Gốm làng Vòng nổi tiếng khắp Hà Nội. Trước thời kì chiến tranh tiếng thơm của cốm làng Vòng truyền đưa vào đến Thanh Nghệ, đến Huế Quảng, đưa xuống Nam Định, Hải Phòng và vào đến Sài Gòn Nam Bộ. Mỗi năm cứ thấy gió mùa thu nổi sóng trên đồng lúa miền

Bắc là nhiều người lại nhắc đến cốm Vòng  cái món quà thơm lành của ruộng lúa nếp ngoại thành Thủ đô. Khi những cây sấu chạy dọc theo những con đường của Hà Nội bắt đầu lộp độp rụng xuống những trái sấu chín cây thì trên vỉa hè Hà Nội cũng bắt đầu hiện ra hình ảnh người gánh cốm đi bán rong. Trái với thói thường của hàng rong, gánh cốm cứ êm ả mà đi, người bán cốm không cất tiếng rao hàng. Thành thủ người gánh cốm cũng phần nào gợi lên phẩm chất của thứ quà giản dị thơm thảo hiền hậu, vừa chắc chắn vừa tinh tế. Đứng trên ban công nhìn xuống, đứng trong ngõ hoặc đứng trong quầy nhìn ra mà nhận được gánh cốm thì khách gọi lấy mà mua. Cái gánh cốm Vòng cổ truyền đã quá quen với Hà Nội.

Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi nhớ rằng tôi không nhớ Tết, không nhớ những ngày vui và những gì đã qua bằng nhớ một ngày nào đã lâu rồi, tôi hãy còn nhỏ, về mùa thu, sáng nào cũng được mẹ mua sẵn cho một mẻ cốm Vòng, để ăn lót dạ trước khi đi học.

Thế thôi, nhưng nhớ lại như thế thì buồn muốn khóc. Tại sao? Chính tôi cũng không biết nữa...

Ờ, mà lạ thật, chẳng riêng gì mình, sao cứ đến đầu thu thì người Hà Nội nào, ở phiêu bạt bất cứ nơi đâu cũng nhớ ngay đến cốm Vòng? Chưa cắn phải ăn làm gì vội, cứ nghĩ đến cốm thôi, người ta cũng đã thấy ngất lên mùi thơm dịu ngọt của lúa non xanh màu lưu li đặt trong những tàu lá sen tròn cũng xanh muôn muốt màu ngọc thạch!

Gốm Vòng quả là một thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội đặc biệt vì mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm, mà đặc biệt hơn nữa là khắp các “nẻo đường đất nước” chỉ có Hà Nội có cốm thôi.

Gốm là một thứ quà của đồng ruộng quê hương mang đến cho ta, nhưng hầu hết các vùng quê lại không có cốm. Tôi còn nhớ lúc tản cư ở vùng Hà Nam, mỗi khi thấy mây thu phủ ngang trời, người ta gặp nhau ở chợ vẫn thường chỉ nói một câu: “Bây giờ ở Hà Nội là mùa cốm!” Thế rối nhìn nhau, không nói gì nữa, nhưng mà ai cũng thấy lòng ai chan chứa biết bao nhiêu buồn...

Thực tế, cốm chỉ là một thứ lúa non, nhưng bao vùng quê bạt ngàn sơn đã có lúa mà không có cốm... Chỉ Hà Nội có cốm ăn.. Và mỗi khi tiết hoa vàng trở về, người ta nhớ Hà Nội là nhớ đến cốm, mà không phải chỉ nhớ cốm, còn nhớ biết bao nhiêu chuyện ấm lòng chung quanh mẽ cốm, bao nhiều cảm tình xưa cũ hiu hiu buồn, nhưng thắm thiết biết bao.


Thuyết minh về cấu tạo và công dụng của chiếc xe đẹp. Dàn ý chi tiết bài văn mẫu lớp 8. 
Thuyết minh về cấu tạo và công dụng của chiếc xe đẹp. Dàn ý chi tiết bài văn mẫu lớp 8.

I. Mở bài:

* Giới thiệu chung: 

Chiếc xe đạp có nguồn gốc từ châu Âu, du nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XX. 

Chiếc xe đạp là phương tiện giao thông thuận lợi của mọi người, nhất là học sinh. 

Il. Thân bài:

* Nêu cấu tạo và tác dụng của các bộ phận: 

Hệ thống tay lái (ghi-đông, cỗ xe…) 

Hệ thống truyền động (khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi, xích líp, hai bánh,...) 

Hệ thống chuyên chở: yên xe, bộ phận chở hàng gắn ở trước và sau xe... 

Các bộ phận phụ khác: giỏ chứa đồ, đèn, chuông, chắn xích, chắn bùn, chân chống... 

* Nêu cách sử dụng và bảo quản: 

Bơm căng vừa độ, vặn chặt van khóa hơi, kiểm tra kĩ ốc vít trước khi đi. 

Thỉnh thoảng rửa xe, lau khô, tra dầu mở vào những bộ phận truyền động. 

Ruột xe, vỏ xe khi đã mòn, rách thì phải thay để bảo đảm an toàn. 

III. Kết bài:

* Cảm nghĩ của bản thân: 

Vai trò to lớn của chiếc xe đạp trong kháng chiến chống Pháp và chông Mĩ. 

Vai trò của chiếc xe đạp trong đời sống hiện nay. 


Thuyết minh về cấu tạo và công dụng của chiếc xe đạp. Bài văn mẫu thuyết minh hay lớp 8. 
Thuyết minh về cấu tạo và công dụng của chiếc xe đạp. Bài văn mẫu thuyết minh hay lớp 8. 

Chiếc xe đẹp có nguồn gốc từ châu Âu, được nhập vào nước ta khoảng đầu thế XX. Xe đạp là phương tiện giao thông chuyển động nhờ sức người, rất thuận lợi cho việc đi lại.

Xe đạp gồm hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở.

Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước, sau. Khi đi, người ta ngồi lên yên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo theo dây xích (sên), làm quay ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp. Như vậy, ổ líp quay một vòng thì bánh xe lăn được một quảng dài. Ổ líp quay sẽ làm cho xe chạy nhanh về phía trước.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay qua phải, qua trái được nhờ cỗ xe có ổ bi, nhằm lái cho bánh xe trước đi theo ý muốn. Ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ để người ngồi trên yên nắm chắc giữ thăng bằng. Bộ phanh (tháng) gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. _Khi bóp tay phanh, má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ_ chạy chậm“ hoặc đứng hắn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể chạy nhanh hay chậm tùy ý.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ dựng hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng ( gác-ba-ga) lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được hàng ta. Giỏ dựng hàng gắn ở phía đầu xe, dựa trên trục bánh trước.

Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có bộ phận chắn bùn lắp trên bánh xe sau và bánh xe trước (gác-đờ-bu), có bộ phận chắn xích, che phía trên sợi dây xích, có đèn xe lấy nguồn điện từ đi na-mộ lắp ở trước càng xe, có đèn tín hiệu lắp ở phía sau xe, có chuông lắp gắn chỗ tay cầm để xin đường lúc cần thiết.

Vào cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ, nẹp sắt, do đó đi rất xóc. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là Đân-lớp, một học sinh nước Anh. Từ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân-lóp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân-lớp được đăng kí chính thức vào năm 1880. Về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc săm bơm căng hơi nằm bên trong có lực đàn hồi, xe chạy êm hẳn.

Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trên quãng đường ngắn từ tám cây số đến vài chục cây số như đi trong làng hay trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động bằng sức người nên không gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe đạp chỉ cần sử dụng một lực rất nhỏ nhưng đi được một đoạn đường dài. Đi xe đạp cũng là một cách vận động cơ thể có ích như hoạt động thể dục thể thao.

Trong kháng chiến 9 năm chống Pháp, chiếc xe đạp đã cùng dân công thồ hàng phục vụ cho bộ đội đánh thắng trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong kháng chiến chống Mĩ, chiếc xe đạp lại cùng lực lượng thanh niên xung phong vận chuyển lương thực, vũ khí trên tuyến đường Trường Sơn, góp phần quét sạch quân xâm lược Mĩ ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày nay, chiếc xe đạp là phương tiện đi lại rất thuận lợi cho nhiều tầng lớp trong xã hội, nhất là các bạn học sinh ngày ngày đến trường học tập.

Hiện nay, ở các thành phố lớn, số lượng xe máy quá nhiều, vừa gây ách tắc giao thông vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai, khi phương tiện giao thông công công phát triển rộng rãi thì xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.


Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt. Dàn ý chi tiết bài văn mẫu thuyết minh hay lớp 8. 
Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt. Dàn ý chi tiết bài văn mẫu thuyết minh hay lớp 8.

l. Mở bài:

Giới thiệu chung: Chiếc kính đeo mắt là vật dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. 

Il. Thân bài: 

* Cấu tạo và chất liệu: 

Cấu tạo của chiếc kính gồm hai phần: gọng kính và mắt kính. Gọng kính có thể làm bằng chất dẻo hoặc kim loại quý. Mắt kính được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh trong suốt (tròng nhựa, tròng kính). 

* Phân loại: 

-Kinh có nhiều loại: kính râm (kính mát), kính trắng không số, kinh cận, kính viễn, kính loạn thị, kính lão… 

* Cách bảo quản: 

Khi dùng xong, nhớ lau chùi kính sạch sẽ rồi cho vào bao kính hoặc để trên mặt bàn, trong ngăn tủ, ngàn bàn, tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước. 

Ngày nay, ở Viện mắt Trung ương và các thành phố lớn đã chữa được những bệnh về mắt bằng tia la-de, làm cho mắt nhiều người sáng lại bình thường. 

III. Kết bài: 

Chiếc kính đeo mắt rất có ích, nó giúp chúng ta nhìn sự vật chính xác, tạo điều kiện để mọi người học tập và lao động tốt hơn. 


Bài Văn Miêu Tả Lớp 6: Đề Bài Hãy Tả Ngôi Nhà Em Đang Ở.

Đề Bài Văn Hãy Tả Ngôi Nhà Em Đang Ở . Để viết được một bài văn miêu tả hay, các em cần vận dụng nhiều kiến thức, khảo năng quan sát và trì...

Bài Văn Mẫu Hay

Bài Văn Hay Nhất